Đời sống

Quảng Trị: Trai trẻ nuôi con kêu ri ri, cắt cánh đi bán được 200 ngàn/ký

Chàng trai trẻ Nguyễn Anh Tuấn ở thôn Thanh Lê, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị) đã nghiên cứu đầu tư nuôi dế. Cứ gần 2 tháng, Tuấn lại thu hoạch cả gần 1 tạ dế thịt thương phẩm. Với loại dế thịt đã sơ chế cắt cánh, Tuấn bán giá 200 ngàn đồng/ký.

Sơn La: Chăm chỉ nuôi con đốt đau điếng, U80 thu tiền tỷ mỗi năm / Đồng Nai: Chàng trai 9X làm giàu nhờ nuôi lươn sạch

Đầu năm 2018, sau khi tìm hiểu trên các nguồn thông tin thấy dế là vật nuôi có vốn đầu tư thấp, diện tích nhỏ hẹp cũng có thể nuôi được, lại là vật nuôi dễ chăm sóc, không gây ô nhiễm môi trường và thời gian thu hoạch ngắn, anh Nguyễn Anh Tuấn đã liên hệ mua giống từ Hà Nội để phát triển mô hình nuôi dế.

Trên diện tích hơn 40 m2 , anh Tuấn bố trí 14 ô nuôi dế, với kích cỡ 2 m2 mỗi ô. Anh Tuấn cho biết: “Nếu đàn dế khỏe mạnh, phát triển tốt thì cứ sau gần 2 tháng sẽ cho thu hoạch, mỗi ô nuôi sẽ cho ra 7-8 kg dế thịt thương phẩm”.

1

Anh Tuấn đang chăm sóc đàn dế

Tuy vậy, để có được thành công như hôm nay, anh Tuấn cũng gặp nhiều khó khăn về kĩ thuật nuôi dế trong những ngày đầu mới triển khai mô hình nuôi dế, như cách làm ổ đẻ, quản lí độ ẩm các khay trứng dế để tỉ lệ nở cao, cách quản lí các ô chuồng khi dế lớn, khi dế mọc cánh dài...

Để khắc phục những khó khăn ban đầu của nghề nuôi dế, anh Tuấn tập trung tìm hiểu kinh nghiệm nuôi dế từ những người nuôi dế ở tỉnh bạn và liên hệ với trạm khuyến nông huyện để xin tài liệu kĩ thuật nuôi dế thịt thương phẩm về nghiên cứu.

Qua quá trình nuôi dế kêu ri ri, anh Tuấn đã tích lũy, đúc rút kinh nghiệm và bây giờ đã nắm bắt được từng giai đoạn phát triển của dế. Anh cho biết, để dế phát triển tốt nên tạo môi trường nuôi dế gần giống với tự nhiên.

Thức ăn cho dế khá đơn giản, chủ yếu là bột ngô, cám gạo và một số loại rau, cỏ như xà lách, cải non, lá sắn, rau lang, cỏ voi...Dế là loài vật rất nhạy cảm với hóa chất và mùi lạ nên đòi hỏi môi trường sống phải sạch sẽ, thoáng mát, thức ăn phải sạch và không bị nhiễm thuốc hóa học.

 

Anh Tuấn đã tận dụng khu đất vườn nhà trồng các loại cây rau, cỏ làm nguồn thức ăn cho đàn dế. Anh Tuấn cho biết: “Vào mùa sinh sản, dế có cánh lớn, cần có một màng lưới để phủ lên nắp chuồng tránh dế có thể bay ra ngoài. Bố trí các khay cát đặt vào trong ô chuồng để dế đẻ, lưu ý là các khay cát phải đủ độ ẩm để trứng dế có thể phát triển tốt”.

Hiện nay món ăn chế biến từ dế đang được ưa chuộng. Sau khi sơ chế cắt cánh, 1 kg dế anh Tuấn bán ra với giá 200 nghìn đồng. Trong lứa nuôi này, anh dự kiến sẽ thu lãi được trên 12 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Đến nay anh Tuấn đã tự nhân giống dếnên không mất chi phí cho nhập giống nữa. Trại dế của anh vừa cung cấp dế thịt thương thẩm vừa bán dế giống cho người dân trong vùng và các thành phố: Đông Hà, Huế, Hà Nội...

1

Theo Báo Quảng Trị
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm