Đời sống

Rong kinh ở nữ giới: Xử lý bằng cách nào để tránh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản?

Rong kinh ở nữ giới được biết đến là một hiện tượng khi kinh nguyệt ra nhiều, điều này khiến bạn cần thay băng liên tục, mỗi giờ. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Khi kinh nguyệt có dấu hiệu này bạn cần đi khám gấp / Khi kinh nguyệt sắp kết thúc, phụ nữ vội vã thực hiện ngay 7 việc này sẽ làm tổn thương tử cung và cho kết quả không chuẩn

Rong kinh ở nữ giới gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của nữ giới một cách trực tiếp. Vì vậy, hiểu đúng về tình trạng bệnh rong kinh cũng giúp nữ giới khỏe mạnh, bảo vệ sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất.
1. Biểu hiện của hiện tượng rong kinh ở nữ giới

Thông thường, phụ nữ có kinh nguyệt vào khoảng thời gian từ 12 đến 16 tuổi là bắt đầu xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt. Trong chu kỳ kinh nguyệt này của phụ nữ sẽ khác nhau, thời gian trung bình là 28 ngày và cũng có thể thay đổi từ 21 đến 35 ngày tùy đối tượng.

Đối với những nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt dài trên 35 ngày, đây gọi là hiện tượng kinh thưa. Trong khi đó chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới 21 ngày thì còn được gọi là hiện tượng kinh dày.

Chu kỳ kinh kéo dài từ 3 đến 4 ngày là bình thường. Còn hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, đây được biết đến là hiện tượng rong kinh ở nữ giới.

Đa số nữ giới sẽ mất từ 50 đến 100g máu cho mỗi kỳ kinh nguyệt diễn ra. Trong đó, lượng máu kinh nhiều hơn thường được biết đến là cường kinh, đối với trường hợp lượng máu kinh ít thì còn có tên gọi là thiểu kinh.

Rong huyết là sự ra huyết âm đạo bất thường, điều này không có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Còn vô kinh là tình trạng nữ giới không có kinh. Nếu trường hợp không có kinh từ nhỏ đến lớn thì được biết là vô kinh nguyên phát. Trong khi đó nếu đã có kinh sau một thời gian nhưng ngưng mà không phải do mang thai thì vô kinh lúc này là vô kinh thứ phát. Ngoài ra còn tình trạng vô kinh sinh lý như ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ mãn kinh.

Rong kinh xuất hiện về ban đêm, kinh nguyệt ra nhiều. Trong khi đó, máu kinh thường đóng thành cục lớn và đây là nguyên nhân khiến nữ giới bị đau bụng dưới khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

Rong kinh ở nữ giới: Xử lý bằng cách nào để tránh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản? - Ảnh 2.

Rong huyết là sự ra huyết âm đạo bất thường, điều này không có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt - Ảnh Internet

Tình trạng rong kinh nếu kéo theo đó là cường kinh trong thời gian dài thì phụ nữ có thể xuất hiện kèm theo một số dấu hiệu như: Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên bị thở dốc, ngoài ra còn xuất hiện các triệu chứng tương tự như tình trạng thiếu máu.

2. Nguyên nhân khiến nữ giới bị rong kinh

Nữ giới ở tuổi dậy thì thông thường đều có chu kỳ kinh nguyệt không đồng đều, thời gian dài ngắn hoặc vô kinh và rong kinh thay đổi liên tục. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này do vòng kinh không có rụng trứng vì sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng hay sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định.

Đến khi đã ở độ tuổi trưởng thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt này sẽ được cải thiện vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não xuống buồng trứng lúc này đã hoàn chỉnh.

Do đó, ở lứa tuổi dậy thì, các bé gái thường xảy ra tình trạng vô kinh nhiều tháng sau đó lại có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài. Do đó, trong trường hợp bị rong kinh, mỗi ngày các bé gái sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết âm đạo không nhiều, các trường hợp này không ướt hết một miếng băng vệ sinh hằng ngày mà chỉ xuất hiện một chút máu màu đen.

Tuy nhiên, đối với trường hợp huyết kéo dài nhiều tháng sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nặng, thậm chí có thể phải truyền máu.

 

Không những thế, tình trạng thiếu máu còn có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé gái, điều này làm ảnh hưởng đến sự học hành, đồng thời còn gây triệu chứng suy nhược cơ thể đi kèm.

Tình trạng rong kinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và nguyên nhân xảy ra tình trạng này hoàn toàn khác nhau.

Phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ thì hiện tượng rong kinh, rong huyết có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác như:

- Nữ giới có liên quan đến tình trạng thai nghén như: dọa sẩy, mang thai ngoài tử cung, bị sẩy thai sót nhau, thai trứng hoặc thai chết lưu.

- Một số nguyên nhân không liên quan đến thai như u xơ tử cung, tình trạng u nang buồng trứng hoặc ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung.

 

- Các nguyên nhân gây rong kinh từ tâm lý như bị căng thẳng, stress kéo dài.

- Sử dụng một số thuốc nội tiết không đúng cách, quá liều lượng như thuốc tránh thai khẩn cấp,...

Rong kinh ở nữ giới: Xử lý bằng cách nào để tránh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản? - Ảnh 3.

Nguyên nhân gây rong kinh từ tâm lý như bị căng thẳng, stress kéo dài - Ảnh Internet

3. Làm thế nào nếu xảy ra hiện tượng rong kinh?

Hiện tượng rong kinh là hiện tượng cơ thể phát triển một cách bình thường, trong khi đó vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố quyết định vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ.

Do đó, đối với chu kỳ kinh nguyệt thì vòng kinh quá dài hay quá ngắn đều sẽ gây ra những khó khăn đối với việc thụ thai của nữ giới.

 

Chưa kể, chu kỳ kinh nguyệt nếu kéo dài quá lâu còn có thể gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày. Điều này còn là giai đoạn nhảy cảm của cơ thể sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công và gây nên những bệnh viêm nhiễm vùng kín.

Đặc biệt, khi rong kinh kéo dài sẽ khiến lượng máu trong những ngày có kinh mất đi nhiều, khiến nữ giới bị bệnh thiếu máu và cơ thể người phụ nữ lúc này sẽ xuất hiện nhiều trạng thái tâm lý bất ổn, cảm thấy mệt mỏi, dễ bị cáu gắt, khó chịu.

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt đem lại hiệu quả tốt để kiểm soát liệu chu kỳ kinh nguyệt của bản thân có đang quá dài hoặc quá ngắn bất thường. Nếu có những bất thường nhanh chóng, kịp thời tìm tới bác sĩ để kiểm tra. Vì tình trạngrong kinh ở nữ giớinếu kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe sinh sản.

Khi bị rong kinh, nữ giới cần nhớ:

- Không tự ý mua các loại thuốc điều kinh vì các loại thuốc này đa số đều là thuốc nội tiết và việc sử dụng thuốc nội tiết không đúng cách còn gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của nữ giới.

 

- Bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu vitamin nhóm B gồm trứng, thịt bò, cá, sữa,...

- Ăn nhiều trái cây, rau xanh (cà chua, cà rốt,...)

- Hạn chế ăn các loại đồ ăn chất béo.

- Không nên hút thuốc lá và uống các loại đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê.

- Tăng cường luyện tập thể dục để nâng cao sức khoẻ.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm