Đời sống

Rửa bát tưởng dễ nhưng nhiều người thực hiện sai cách, làm tăng nguy cơ mắc ung thư cho cả nhà

Việc rửa bát không đúng cách khiến vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nhiều hơn và gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.

Móng tay xuất hiện dấu hiệu này báo hiệu sức khỏe đang gặp trở ngại, bạn nên đi kiểm tra sớm / Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Ngâm bát đũa trong bồn rửa

Nhiều gia đình có thói quen xếp tất cả bát đũa, thớt vào bồn và ngâm trong đó cả tiếng đồng hồ mới rửa. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, đây là cách làm khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn, gây hại cho sức khỏe. Một kết quả nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ) cho thấy, một chiếc thớt bẩn có khả năng chứa lượng vi khuẩn lớn hơn 200 lần so với bồn cầu.

Vòi nước rửa bát tiếp xúc với tay người trong lúc nấu ẩn cũng có thể chứa lượng vi khuẩn lớn hơn 44 lần so với bồn cầu.

Các loại vi khuẩn như E.coli, Salmonella… sinh sôi trong ống thoát nước dễ bám vào bồn rửa khi không khí tăng lên. Việc ngâm bát đũa bẩn trong bồn rửa chắc chắn mang lại những tác hại nhất định.

Theo các nhà khoa học, ngâm bát đũa từ 1-4 giờ sau khi ăn, vi khuẩn sẽ sinh sôi theo cấp số nhân. Cứ 20 phút, vi khuẩn phân tách thành 8 lần. Sau 10 giờ, số lượng vi khuẩn có thể lên tới 1 tỷ con.

Giữ thói quen này lâu dài sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có cả ung thư.

sai-lam-khi-rua-bat-gay-benh-01
Ảnh minh họa

Không thay miếng rửa bát thường xuyên

Miếng rửa bát là vật dụng chứa rất nhiều vi khuẩn. Theo một nghiên cứu, cứ muỗi cm2 trên miếng rửa bát (hoặc khăn rửa bát) có chứa tới 45 tỷ vi khuẩn có hại cho sức khỏe, bao gồm cả E.coli và nhiều chủng vi khuẩn khác.

Do đó, bạn cần giặt sạch miếng rửa bát sau mỗi lẫn sử dụng và định kỳ thay mới chúng để tránh vi khuẩn sinh sôi.

Cho chất tẩy rửa trực tiếp vào bát đũ

Đổ trực tiếp chất tẩy rửa lên bát đũa khiến việc làm sạch chúng trở nên khó khăn hơn. Các hóa chất vẫn có khả năng sót lại trên dụng cụ nhà bếp và xâm nhập vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Rửa đũa sai cách

Nhiều người có thói quen cầm cả bỏ đũa và chà xát chúng với nhau trong khi rửa. Tuy nhiên, cách này làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài đũa, tạo thành những vết nứt nhỏ trên bề mặt và giúp vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn.

Ngoài ra, nhiều người không lau khô đũa sau khi rửa khiến đũa trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và sinh ra chất aflatoxin gây ung thư.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm