Sai lầm khi dùng nước muối súc miệng
Tôm rang lá chanh đậm đà đưa cơm / Cách muối dưa cải ngon mà các bà nội trợ cần biết
Súc miệng bằng nước muối cần phải làm đúng cách.
Muối có chứa những thành phần chủ yếu là natri clorua, có thể làm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn ở trong nhiều loại thực phẩm. Bởi vì, vi khuẩn cần độ ẩm để phát triển, trong khi đó muối hấp thu các phân tử nước nên vi khuẩn không thể sinh sôi vì thiếu nước.
Sử dụng nước muối để súc miệng rất tốt cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nhờ vào tác dụng kiềm hóa, nước muối làm tăng độ pH trong miệng, giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn.
Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối hàng ngày còn đem lại một số lợi ích như:
Loại bỏ hơi thở hôi: Nước muối có thể loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng gây hôi miệng và viêm nướu. Hơn nữa, nước muối loại bỏ các mảng bám thức ăn, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, và sâu răng.
Làm dịu vết loét trong miệng: Dung dịch nước muối làm tăng lưu lượng máu đến miệng, có thể giúp các vết xước hoặc loét trong miệng mau lành hơn.
Ngăn ngừa một số bệnh như: Viêm nướu không sưng, không viêm, hạn chế nguy cơ đau họng, sâu răng.
Làm dịu cơn đau họng.
Những sai lầm khi dùng nước muối súc miệng
Không pha muối theo đúng nồng độ, ngậm muối nguyên hạt: Một số người có thói quen súc miệng bằng nước muối nồng độ cao, thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ muối mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn. Đó là một quan niệm sai nghiêm trọng bởi súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể.
Sử dụng nước quá lạnh để pha nước muối: Thông thường, để thuận tiện, mọi người luôn sử dụng nước lạnh có sẵn để pha với muối, tuy nhiên lời khuyên được đưa ra là nên sử dụng nước ấm để pha với muối súc miệng tốt hơn vì nước ấm sẽ hoàn toàn tốt hơn cho họng, răng và nướu. Nên sử dụng nước ấm để pha muối súc miệng.
Không súc miệng lại bằng nước lọc sau khi súc nước muối: Nhiều người vẫn nghĩ sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc thì mới có hiệu quả. Nhưng lời khuyên ở đây là nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối. Nên súc miệng lại bằng nước lọc sau khi sử dụng nước muối.
Thường súc họng trước khi súc miệng: Nhiều người có thói quen súc họng trước rồi mới súc miệng sau, đây là một điều không nên thực hiện vì những vi khuẩn ở trên răng chưa được làm sạch sẽ dễ dàng lây lan xuống họng. Để làm sạch họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới nên súc họng. Không nên súc họng trước khi súc miệng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp
Đổ bia lên bậu cửa sổ và khám phá những công dụng thần kỳ mà 10 người thì 9 người chưa hề biết đến