Sai lầm khi uống rượu mà hàng triệu người vẫn đang mắc phải
Sai lầm tai hại khi ăn thịt lợn rước chất độc vào cơ thể, càng ăn càng mắc bệnh / 6 sai lầm tai hại khi dùng nhà vệ sinh khiến hàng triệu người Việt mắc các bệnh về da liễu và tiêu hóa
Có thể bạn không biết theo như Giáo sư Marvin Singh tại Khoa Y học Gia đình và Sức khỏe cộng đồng thuộc Đại học California (Mỹ) thì việc uống rượu khi dạ dày rỗng là một trong những sai lầm khi uống rượu nguy hiểm. Hành động này có thể khiến nồng độ cồn trong máu tăng lên đột ngột và hấp thụ nhanh hơn từ đó bạn cũng dễ say hơn.
Hay nói cách khác dạ dày rỗng có liên quan mật thiết đến việc cồn được hấp thụ vào máu và tốc độ phân phối đi khắp cơ thể.
Do vậy bạn nên có các bữa ăn cân bằng và lành mạnh trước khi tham gia một bữa tiệc rượu nào đó.
2. Uống rượu mà không uống nước
Theo tờ Reader's Digest thì rượu sau khi hấp thụ vào cơ thể có thể gây ra tình trạng mất nước và khiến bạn cần đi tiểu nhiều hơn mức thông thường. Nếu như bạn không bù nước kịp thời sau đấy thì vào ngày hôm sau cơ thể sẽ rơi vào trạng thái nôn nao, khó chịu.
Ngoài ra thì các nhà khoa học cũng cho biết, việc uống nước khi uống rượu cũng có tác dụng giúp kiểm soát và giúp làm chậm lại tốc độ rượu bị hấp thụ vào cơ thể. Tuy nhiên không phải bạn cứ uống thật nhiều nước là tốt, bạn cần uống từ từ nếu như không muốn nhu động ruột phải hoạt động liên tục gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và tạo áp lực cho dạ dày.
3. Sai lầm phổ biến khi uống rượu là uống chén đầy và nhanh
Theo tính toán thì cơ thể của một người chỉ có thể tiêu hóa được khoảng 300ml nồng độ cồn trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Do đó mà việc uống rượu nhanh và uống 1 chén/cốc 1 lần sẽ gây tác động xấu tới não bộ với biểu hiện như no bụng, buồn nôn hay khó chịu,...
Ngoài ra việc uống liên tục còn ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp, dạ dày và cơ quan nội tạng trong cơ thể, tăng tình trạng say nhanh hơn.
4. Uống rượu khi đang uống thuốc
Đối với những người đang sử dụng bất kì một loại thuốc nào nếu như muốn uống rượu thì cần chắc chắn rằng thuốc bạn đang uống không có tương tác với rượu.
Một số loại thuốc như aspirin hay thuốc chống viêm non-steroid (NSAID) có thể khiến tình trạng loét hay viêm dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra thì có nhiều người cho rằng việc uống aspirin khi uống rượu có thể giảm bớt nguy cơ bị buồn nôn nhưng thực tế điều này hoàn toàn ngược lại và là một sai lầm khi uống rượu cần tránh. Bên cạnh đó uống rượu trong khi uống thuốc cũng có thể khiến tác dụng của thuốc bị giảm đi.
5. Uống rượu lẫn cùng nước ngọt hay trộn nhiều loại rượu với nhau
Khi trộn nhiều loại rượu vào với nhau hoặc trộn rượu với nước ngọt có ga có thể khiến bạn say nhanh hơn, đồng thời gây nguy hiểm cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt là nguy hiểm cho gan và dạ dày do những phản ứng chất trong rượu, nước ngọt,... tương tác với nhau.
Điều này cũng được khuyến cáo với các chất kích thích khác khi sử dụng chung với rượu.
6. Hút thuốc khi uống rượu
Nếu như vừa uống rượu vừa hút thuốc lá thì bạn nên bỏ ngay sai lầm khi uống rượu này đi. Việc uống rượu hút thuốc lá làm tăng tác hại lên gấp nhiều lần. Cụ thể lúc này mạch máu sẽ bị giãn nở nhanh do tác động của cồn khiến việc hấp thụ nicotine vào trong máu cũng nhanh hơn.
Bên cạnh đó thói quen hút thuốc lá và uống rượu làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng và ung thư thực quản. Nguyên nhân được giải thích là rượu khiến khói thuốc lá được phân giải ngay tại cổ họng và thực quản, sau đó chúng tác động tới các mô nhạy cảm và biến đổi chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ mùng 1 Tết, 3 con giáp này sẽ chính thức đổi vận, tài lộc dồi dào và tình duyên gặp nhiều may mắn
Hé lộ về cuộc sống của vợ người giàu nhất Ấn Độ: Có 600 người giúp việc, giày chỉ đi 1 lần duy nhất
Không gian Tết xưa ở làng cổ Đường Lâm hút giới trẻ
4 “hiện tượng lạ” xuất hiện gần cuối năm, rất khác so với những năm trước
Nghề ‘hốt bạc’, kiếm bội tiền ngày 29 Tết, nghe xong ai cũng kêu ‘dễ ợt’
Những món ăn nhất định phải thưởng thức trong ngày đầu năm mới để mang lại nhiều may mắn