Sai lầm nghiêm trọng khi dùng giấy ăn khiến sức khỏe bị nguy hiểm
Ăn thực phẩm này cả đời không lo bệnh ung thư, tim mạch, cao huyết áp / Thấy cơ thể có biểu hiện này bạn phải đi khám bệnh tim gấp
Dùng thay cho giấy ăn
Bạn không nên sử dụng giấy vệ sinh thay giấy ăn. |
Theo nhiều chuyên gia về vệ sinh y tế, việc dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn là một thói quen sai lầm của nhiều người. Bởi hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng xút và tẩy javel khiến giấy tồn dư nhiều hóa chất độc hại.
Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe; tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.
Chỉ cần để ý, các thực khách có thể thấy những loại khăn giấy, giấy vệ sinh ở quán ăn bình dân thường có màu trắng đục, xanh đỏ, lẫn các chấm đen bẩn. Khi lau, giấy bở tơi và dễ rách, thậm chí bay bụi. Chính vì vậy, người đi ăn hàng quán hạn chế dùng giấy ăn để lau bát đũa.
Theo Khỏe và Đẹp, BS Nguyễn Xuân Mai – nguyên Viện phó Viện Vệ sinh Y tế công cộng (TP.HCM) – cho biết: Trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn. Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli… Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… qua đường tiêu hóa đối với những người có sức đề kháng yếu.
Trường hợp sản phẩm có bụi giấy sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Hạt bụi to sẽ bám ở phế nang, khi không đào thải hết sẽ vào phổi. Màu công nghiệp tiếp xúc với da, cùng với sự bài tiết của mồ hôi có thể gây kích ứng nếu da quá mẫn cảm, dị ứng. Nếu dùng giấy để chùi miệng, màu công nghiệp theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau. Đặc biệt, nếu nhà sản xuất cho vào giấy các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng sẽ vô cùng nguy hiểm”.
Dùng giấy vệ sinh khi đi tiểu
Dùng giấy vệ sinh lau vùng kín là một thói quen văn minh vì giúp cho khu vực nhạy cảm này luôn được khô ráo, sạch sẽ, tránh được vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chính giấy vệ sinh lại là nguyên nhân gây ra các bệnh ở phụ nữ.
Trên thực tế, không phải giấy vệ sinh nào cũng được sản xuất theo quy trình hợp vệ sinh và an toàn về chất lượng. Giấy vệ sinh mà chúng ta đang dùng hàng ngày chủ yếu là được tái chế, chúng chứa rất nhiều vi khuẩn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
Một số chị em có thói quen trữ sẵn giấy vệ sinh trong túi để dùng dần. Việc để giấy ở bên ngoài không khí quá lâu như vậy có thể bổ sung thêm vi khuẩn cho giấy. Hơn nữa, giấy vệ sinh khi được để trong túi sẽ tiếp xúc với các đồ vật như tiền mặt, chìa khóa, điện thoại - là những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn không tốt khi sử dụng ở khu vực nhạy cảm của chị em.
Ngoài ra, thói quen sử dụng giấy vệ sinh không đúng cách cũng là một tác nhân gây viêm nhiễm. Nhiều chị em có thói quen lau từ sau ra trước, vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn từ hậu môn di chuyển lên vùng kín, tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Một số người còn chà xát thật mạnh, thật kĩ vùng kín sau khi đi vệ sinh. Chính hành động này đã mang hại khuẩn từ giấy vệ sinh sang lưu trú ở vùng âm đạo. Khi hệ vi khuẩn ở vùng âm đạo bị phá vỡ, chúng có thể gây chứng viêm âm đạo.
Dùng giấy vệ sinh sao đúng cách
Nếu có thể hãy chọn các loại giấy vệ sinh cao cấp hoặc giấy ăn để vệ sinh vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh. Giấy phải bảo quản sạch sẽ, nơi khô ráo, thoáng mát, còn nguyên bao bì, có địa chỉ nơi sản xuất, ngày sản xuất rõ ràng. Dùng đến đâu mới bóc túi ra đến đó, không được để giấy bên ngoài quá lâu.
Khi dùng bất kì loại giấy nào, thứ tự đúng luôn là từ trước ra sau (lau vùng kín trước rồi mới đến hậu môn). Điều này sẽ giúp loại trừ nguy cơ bị các loại vi khuẩn ở hậu môn tấn công âm đạo.
Tích trữ giấy trong túi để dùng dần
Tờ Sức khỏe và Đời sống cho biết, một số chị em có thói quen trữ sẵn giấy vệ sinh trong túi để dùng dần. Tuy nhiên, việc để giấy ở bên ngoài không khí quá lâu như vậy có thể bổ sung thêm vi khuẩn cho giấy.
Hơn nữa, giấy vệ sinh khi được để trong túi sẽ tiếp xúc với cá đồ vật như tiền mặt, chìa khóa, điện thoại - là những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn không tốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con