Sai lầm tai hại khi dùng bông ngoáy tai mà hàng triệu người đang mắc phải
Những sai lầm khi dùng nước rửa chén rước bệnh cho cả nhà / 3 sai lầm khi chế biến hải sản khiến dinh dưỡng biến thành "thạch tín", đe họa sức khỏe gia đình
Sai lầm cần loại bỏ ngay
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, ở trẻ em lẫn người lớn tai đều có cơ chế tự động làm sạch. Trên thực tế không nhất thiết phải vệ sinh tai bằng tăm bông, thay vào đó chỉ cần lau chui bằng khăn mềm bên ngoài tai là đủ làm sạch tai trẻ. Ráy tai có thể tự thoát ra ngoài cùng với vi khuẩn và tế bào da chết. Mỗi khi tắm, nước làm ráy tai bong ra một chút giúp thoát ra ngoài dần dần.
Bông ngoáy tai chỉ được thao tác sâu nhất là ở vùng ống tai ngoài. Chú ý dùng dụng cụ ngoáy tai sạch sẽ, đảm bảo chất lượng và không tái sử dụng bông đã ngoáy tai này cho tai kia. Trường hợp cảm thấy có nhiều ráy tai, ráy tai nằm sâu bên trong không tự thoát ra ngoài được, có mủ, tiết dịch bất thường... cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi ngứa tai tức là ống tai ngoài đang bị tổn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tổn lan rộng và nặng nề hơn. Khi tai bị khó chịu cần xử lý đúng cách. Trường hợp, nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai hãy nghiêng đầu về từng bên. Sau đó, day nhẹ vào nắp tai cho nước chảy ra. Bông tăm dùng loại sạch, đặt nhẹ vào ống tai để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết. Tránh tình trạng ngoáy sâu, lau chùi nhiều.
Nếu sau ngoáy tai thấy đau, chảy máu cần nhanh chóng kiểm tra tại các cơ sở tai mũi họng. Nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ.Các bác sĩ sẽ đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ. Trong trường hợp nặng sẽ phải dùng đến kháng sinh và làm thuốc tai tại chỗ…
Làm thế nào để giữ tai luôn sạch sẽ?
Các chuyên gia khuyên rằng cách đơn giản là bạn chỉ cần sử dụng miếng vải mềm để rửa phần bên ngoài tai. Bạn không cần rửa phần bên trong tai vì ráy tai có thể tự bong ra.
Theo Bác sĩ Kim: "Tai người có cơ chế tự nhiên giúp tự làm sạch phần bề mặt bên trong". Bạn có thể sử dụng bông ngoáy phần tai ngoài ít tổn thương hơn. Điều này giúp loại bỏ phần ráy tai tích tụ bên ngoài.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lê. Theo Bác sĩ Kim, nguyên tắc này bị hạn chế khi mà ráy tai gây giảm thính lực, tai bị nghẽn, ráy tai ướt chảy nước màu vàng hoặc nâu. Nhưng bạn cũng không cần thiết sử dụng bông ngoáy.
Nếu bạn muốn lấy ráy tai tại nhà, bạn có thể sử dụng DIY hoặc Debrox, sản phẩm lấy ráy tai chuyên dụng, theo Bác sĩ Showalter. Bạn đặt thiết bị này vào trong tai để làm mềm ráy tai, sau đó bạn sử dụng ống tiêm để bơm nước ấm vào để rửa tai.
Tuy nhiên nếu như bạn vẫn có các vấn đế thính lực liên quan đến ráy tai hoặc các vấn đề khác thường, bạn nên gặp bác sĩ để được trực tiếp tư vấn.
Những chuyên gia này có thể giúp rửa sạch tai bạn một cách an toàn nhất. Nếu ráy tai mềm, bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ để hút nó ra. Còn nếu ráy tai cứng hơn, họ có thể sử dụng dụng cụ chuyên biệt để đưa vào trong tai bạn và lấy ra một cách từ từ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
Loại cá đặc sản tiền triệu của miền Tây từng hot rần rần nay bất ngờ rớt giá, dân rao bán chỉ từ 300.000 đồng/kg, mua nhanh còn kịp
Người bán rau nhiều năm tiết lộ: Cố gắng không mua 6 loại rau này vào mùa đông! Hóa ra có bí mật nhiều người không biết