Sầu đâu: Nguồn dược liệu quý
Khoai tây mọc mầm gây ngộ độc có đúng, dừng tranh cãi nếu biết điều này / Loại rau "vua" vào mùa giá rẻ, một cốc nước ép có lượng canxi ngang cốc sữa
Lá, hoa, nhựa, vỏ... cây sầu đâu có thể khử trừ khoảng 200 loại côn trùng có hại trong sản xuất nông nghiệp, và hơn hết là chức năng thanh lọc không khí, làm tăng độ ẩm ổn định môi trường.
Mới đây, nhóm nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu hoá sinh ứng dụng TP.HCM do GS-TS. Trần Kim Quy chủ trì vừa công bố việc điều chế thành công ba nhóm thuốc bảo vệ thực vật được trích ly từ hạt và lá cây sầu đâu hay neem với tên gọi limonoid, chất này có khả năng diệt mọt trong ngũ cốc và ức chế 100% sự nảy mầm của hạch nấm gây hại hoa màu. Có nguồn gốc thực vật, thuốc không gây ô nhiễm môi trường và không gây hại cho con người.
Lá sầu đâu có vị rất đắng, nhưng hậu ngọt, tính mát.Ảnh: CTV
Riêng về lĩnh vực y học, tác dụng kỳ diệu của lá sầu đâu đã được người Ấn Độ ứng dụng từ xa xưa để làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét, ngoài ra nó còn có tác dụng chống oxyt hoá tế bào và kháng các tác nhân gây đột biến gene hoặc ung thư.
Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu sức khoẻ quốc gia Mỹ được công bố trên các tạp chí trong những năm gần đây cho thấy lá cây neem còn có tác dụng kháng HIV/AIDS, ngăn chận sự phát triển của tế bào ung thư, bảo vệ tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt đối với bệnh tiểu đường, mỗi ngày có thể dùng 5-10 lá, tươi hoặc phơi trong mát cho hơi héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày (nước thuốc có vị rất đắng nhưng hậu ngọt, cũng không khó uống).
Hiện nay các nước Ấn Độ, Mỹ, Hà Lan, Nhật… đã điều chế sản xuất từ lá neem các dạng thuốc uống như thuốc viên chữa loét bao tử, bệnh đường ruột, sên lãi, dạng trà thuốc, dạng kem, sữa rửa mặt và các mỹ phẩm thoa da chữa ghẻ, mụn nhọt, lang ben, hắc lào, xà bông tắm sát khuẩn ngoài da, trị gàu, hoặc cao dán trị các vết thương làm độc, ung mủ, các vết loét của phong hủi.
Gỏi sầu đâu là món ăn đặc sản ở nhiều nơi. Ảnh: CTV
Nước sắc của cây còn dùng để chữa viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, chữa viêm cơ, viêm khớp. Dùng ngoài chỉ cần lấy lá tươi giã nhỏ rồi chà xát hoặc đắp lên các ápxe, bướu ác tính, trĩ hoặc các vết thương do rắn, rết cắn.
Ngành công nghiệp dược của nhiều nước đã thu nhiều lợi nhuận nhờ ly trích hoạt chất của cành và lá neem và chế thành thuốc viên bán ra thị trường trị bệnh tiểu đường do thiếu insulin, làm thuốc lọc máu, trị bệnh cao huyết áp và rối loạn nhịp tim, làm giảm mỡ và cholesterol trong máu.
Hiện nay cây đang được trồng và khai thác đại trà tại nông trường Neem, huyện Ninh Sơn - tỉnh Bình Thuận; Tháp Chàm, Phan Rang - tỉnh Ninh Thuận; và trung tâm Nghiên cứu nông dược TP.HCM (sản xuất với quy mô 50 tấn/năm).
Riêng ở đô thị Nam Sài Gòn, cây mọc rất nhiều và tươi tốt quanh năm, nếu được chú ý trồng và chăm sóc, cây sẽ góp phần mang lại bóng mát và thanh lọc môi trường, đồng thời giúp người dân biết nhận diện và sử dụng một cây thuốc quý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo