Say nắng, say nóng là gì, nguyên nhân triệu chứng và biện pháp khắc phục
Nếu đầu giường để hai thứ này, tình cảm vợ chồng có thể xuất hiện bất hòa, sức khỏe giảm sút / Nửa đêm hàng xóm đập cửa rầm rầm, vợ chồng tôi vội vã mở cửa thì lặng người khi thấy bộ dạng của cô ấy
1. Nguyên nhân gây say nắng, say nóng
1.1 Say nắng
Khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nhiều tia nắng sẽ chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.
Say nắng hay còn gọi là sốc nhiệt ( heat troke) là tình trạng tăng than nhiệt nghiêm trọng ( >40 độ C ) kèm theo rối loạn hoạt động của các cơ quan như thần kinh, tuần hoàn, hô hấp do tác động của nắng nóng và/ hoặc các hoạt động thể lực quá mức. Say nắng luôn đi kèm với say nóng. Sốc nhiệt thường được chia thành 2 thể:
Sốc nhiệt kinh điển xảy ra do nhiệt độ môi trường quá cao > 40 độ C, kèm theo hoặc không kèm theo nắng gắt kéo dài liên tục.
Sốc nhiệt do gắng sức thường xảy ra ở người trẻ, khỏe mạnh, các vận động viên điền kinh gắng sức quá mức trong thi đấu và tập luyện.
Say nắng, say nóng là hiện tượng rất thường gặp trong mùa hè. Không chỉ có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... Ảnh minh họa |
1.2 Say nóng
Là tình trạng mất nước toàn thể kèm theo rối loạn điều hòa thân nhiệt, rối loạn vận mạch mà bản chất là do trung tâm điều hòa thân nhiệt không thích ứng với điều kiện thời tiết xung quanh. Ánh nắng mặt trời và sức nóng là 2 tác nhân vật lý có thể gây stress với cơ thể. Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, cùng với việc phải phơi mình quá lâu dưới ánh nắng mặt trời hoặc phải làm việc trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao nóng bức (hầm lò, trong phòng kín...), hoặc hoạt động thể lực quá sức ở người trẻ (chơi các môn thể thao cường độ cao, làm việc nặng nhọc kéo dài)... sẽ dẫn đến hiện tượng lượng nhiệt sinh ra và lượng nhiệt hấp thu lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường xung quanh. Do đó trong say nóng, tình trạng mất nước toàn thể là chủ yếu.
Trên thực tế, có thể phân biệt sự khác nhau giữa say nắng và say nóng. Say nóng thường diễn ra từ từ, nhiệt độ trung bình cơ thể tăng dần, có thể quan sát nhận ra được các biểu hiện căng thẳng nhiệt và thân nhiệt thường không vượt quá 40 độ C. Ngược lại say nắng thường diễn ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, thường kèm theo tổn thương thần kinh nặng và có thể gây tử vong. Say nóng thường gặp về buổi chiều có nhiều tia hồng ngoại, khi làm việc ở những nơi nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém, còn say nắng thường xuất hiện khi làm việc dưới trời nắng nóng, độ ẩm cao, không khí lưu thông kém, thường vào thời điểm giữa trưa trời nắng gay gắt có nhiều tia tử ngoại.
2. Biểu hiện khi bị say nắng, say nóngMột đặc điểm chung là cả say nóng và say nắng đều dẫn đến một tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng sẽ dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi làm cơ thể mất một lượng nước lớn, hiện tượng này nếu không được bù kịp thời sẽ dẫn tới hậu quả giảm khối lượng tuần hoàn gây trụy tim mạch, rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong. Một yếu tố nguy cơ nữa khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...
Biểu hiện của say nắng, say nóng. Ảnh: Bệnh viện Quân Y 108 |
Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.
3. Cách xử trí
Một điều phải nhấn mạnh là khoảng thời gian 1 giờ sau khi bị say nắng, say nóng ở mức độ nặng được gọi là “thời điểm vàng” để cấp cứu, bởi nếu cấp cứu ngay trong khoảng thời gian này thì hiệu quả gần như đạt 100%. Ngược lại, nếu chậm cấp cứu, làm mát cho bệnh nhân trong vòng 3 giờ sau khi bị đột quỵ não do nóng thì 100% nạn nhân sẽ tử vong. Chính vì thế, trong cấp cứu say nắng, say nóng phải hết sức chú ý đến việc cấp cứu ban đầu tại hiện trường. Bằng mọi biện pháp phải hạ nhanh nhiệt độ cơ thể trong “thời điểm vàng”. Đây là điều kiện tiên quyết để bệnh nhân thoát khỏi tử vong do say nắng, say nóng. Chỉ chuyển bệnh nhân về tuyến sau hoặc chuyển tới cơ sở hồi sức cấp cứu gần nhất nếu các biện pháp cấp cứu ban đầu không hiệu quả, không cải thiện nhanh về lâm sàng. Chú ý trên đường vận chuyển vẫn phải duy trì các biện pháp cấp cứu cơ bản, trong đó lưu ý các biện pháp hạ thân nhiệt.
Vì vậy khi gặp người bị say nắng, say nóng, chúng ta phải thực hiện các bước như sau:
1. Đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí (chỗ bóng râm, lên xe mát hay nhà mát, …) đồng thời gọi hỗ trợ, đặc biệt gọi cấp cứu hỗ trợ
2. Khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực nếu người bệnh hôn mê, không bắt được mạch.
Cách xử trí khi bị say nắng. Ảnh: Bệnh viện Quân Y 108 |
3. Áp dụng ngay lập tức các biện pháp làm mát để hạ nhiệt độ của cơ thể
- Đo nhiệt độ cơ thể nếu có nhiệt kế
- Cởi bỏ quần áo và áp nước ấm lên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi ( bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da có thể hứng được nhiều gió càng tốt.
4. Đắp khăn lạnh, hoặc áp gói nước đá vào nách, bẹn, cổ
5. Cho uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải nếu bệnh nhân tỉnh táo, có thể uống được
6. Chuyển bệnh nhân bằng xe điều hòa hoặc phải mở cửa sổ, quá trình vận chuyển tiếp tục làm mát nhiệt độ bệnh nhân,
4. Phòng ngừa say nắng trong mùa hè
Khi chỉ số nhiệt độ của cơ thể tăng cao, tốt nhất bạn nên ở trong không gian mát mẻ. Đối với trường hợp bắt buộc phải ra ngoài khi trời nắng nóng, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng say nắng bằng cách thực hiện các cách sau:
4.1. Bổ sung đủ nước
Để hạn chế tình trạng cơ thể bị mất nước, bạn nên bổ sung cho cơ thể ít nhất 1,5 lít nước lọc, nước ép rau củ, trái cây mỗi ngày. Vào những ngày độ ẩm giảm thấp và nhiệt độ tăng cao, bạn cũng có thể sử dụng các loại nước uống giàu chất điện giải.
Khi làm việc ngoài trời hoặc khi tập thể dục thể thao, bạn cần thực hiện một số phương pháp phòng ngừa bổ sung. Trước khi tập thể thao hai giờ, khuyến nghị chung là bổ sung cho cơ thể khoảng 700ml nước và có thể cân nhắc cung cấp thêm 250ml nước hoặc nước uống thể thao trước khi luyện tập. Trong lúc tập luyện, bạn nên cung cấp thêm cho cơ thể khoảng 250 ml nước sau 20 phút, cho dù không thấy khát.
Nên bổ sung cho cơ thể đủ nước để ngăn ngừa trúng nắng. Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, bạn cần tránh các loại thức uống chứa caffeine hoặc rượu, bởi những hoạt chất này sẽ làm tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn. Khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ, bạn tuyệt đối không sử dụng viên muối, thay vào đó là bạn nên sử dụng nước trái cây hoặc đồ uống thể thao để đảm bảo an toàn trong các đợt nắng nóng.
Đối với những người bị thận, tim mạch, động kinh,.. vấn đề giữ nước của cơ thể đang bị rối loạn, đang hạn chế chất lỏng thì trước khi tăng lượng nước bạn cần được bác sĩ tư vấn.
4.2. Sử dụng các biện pháp chống nắng
Hủy bỏ hoặc thay đổi các hoạt động ngoài trời là biện pháp chống say nắng hiệu quả nhất. Nếu có thể, bạn hãy thay đổi thời gian vận động vào buổi sáng, chiều tà hoặc những khung giờ mát mẻ nhất trong ngày. Hoặc tạo không gian mát mẻ trong nhà, che chắn ánh mặt trời bằng cách buông rèm vào những giờ nắng nóng nhất.
Khi phải đi ra ngoài đường trong điều kiện thời tiết nắng nóng, bạn nên sử dụng quần áo thoải mái, thoáng khí, sáng màu, đeo kính râm, đội mũ rộng vành. Hơn nữa, nên tạo thói quen sử dụng kem chống nắng có SPF (chỉ số chống nắng) từ 30 trở lên.
- Video: Những thứ không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nguồn: Top List/EVA.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn