Đời sống

Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!

DNVN - Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sau khi sinh con, thứ khiến tôi rơi nước mắt không phải là cơn đau vết mổ mà là… bữa cơm cữ mẹ chồng dọn ra trước mặt tôi.

Nhiều người chỉ vứt bỏ sữa đã hết hạn, thực chất đây là một sự lãng phí, bởi sữa hết hạn vẫn có nhiều giá trị / Nghèo là do không chăm chỉ? Thực tế 5 kiểu người nghèo này nếu không thay đổi tư duy, sẽ nghèo cả đời

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau đám cưới, vợ chồng tôi tiếp tục bám trụ trên Hà Nội, nơi chúng tôi đã quen với nhịp sống đô thị. Dù vất vả lo toan cơm áo gạo tiền, nhưng ít ra, chúng tôi được tự do. Thích ăn gì thì ăn, thích đi đâu thì đi. Có những ngày tan làm, hai vợ chồng còn cùng nhau ra quán nhậu, cụng ly bia như những người bạn tri kỷ. Cuộc sống tuy không giàu có nhưng đầy ắp tiếng cười, hạnh phúc.

Ba tháng sau ngày cưới, tôi có tin vui. May mắn thay, suốt thai kỳ tôi không ốm nghén, ăn uống còn tốt hơn trước. Chồng tôi vì thế cũng càng chăm vợ kỹ lưỡng, món ngon nào cũng mua về tẩm bổ.

Thế nhưng, có một người khiến tôi chạnh lòng - mẹ chồng. Lúc chưa biết giới tính thai nhi, bà hay gọi điện hỏi han, thậm chí còn gửi đồ ăn lên Hà Nội cho tôi. Nhưng ngay khi biết tôi mang thai con gái, bà như biến thành một người khác. Mấy tháng cuối, tôi không nhận được dù chỉ một cuộc gọi. Chưa hết, bà còn dặn chồng tôi: "Cho nó ăn ít thôi, ăn nhiều tốn kém!" Cũng may, chồng tôi không như mẹ mình. Anh nắm tay tôi, an ủi: "Con nào cũng là con. Đẻ con gái, anh càng thích!"

Tôi muốn sinh con trên Hà Nội để yên tâm hơn, nhưng mẹ chồng kiên quyết phản đối. Bà viện đủ lý do: bận trăm công nghìn việc, già rồi (bà mới 48 tuổi), không lên Hà Nội chăm tôi được. Cuối cùng, tôi buộc phải về quê chồng sinh nở.

 

Lúc tôi đau đớn quằn quại trên bàn mổ, mẹ chồng chẳng ở bên động viên mà đi… tám chuyện ngoài hành lang! Chỉ đến khi bác sĩ gọi người nhà vào nhận cháu, bà mới tất tả chạy vào, mặt lộ rõ vẻ hấp tấp. Các bác sĩ nhìn cảnh ấy mà chỉ biết lắc đầu. Tôi nằm trên bàn mổ mà lòng lạnh toát - mẹ chồng tôi là kiểu người gì thế này?

Đẻ mổ khiến tôi đau đớn, không thể đi lại. Vậy mà bà để mặc tôi một mình trong viện, còn mình thì thản nhiên về nhà đi làm. Tôi phải nhờ người nhà sản phụ khác mua cháo giúp. Nếu không nhờ chồng tôi về kịp vào ngày hôm sau, có lẽ tôi và con đã chết đói giữa bệnh viện!

Chồng chỉ ở lại chăm vợ con được một tuần rồi lại phải lên Hà Nội làm việc. Kể từ đó, tôi sống những ngày cơ cực với mẹ chồng. Ngày nào bà cũng nấu đúng một món: rau ngót luộc chấm muối hột! Bà thao thao bất tuyệt về công dụng thần thánh của nó: nào là đẩy sản dịch, nào là lợi sữa, nào là trị táo bón... Nhưng bà quên mất một điều: tôi cần dinh dưỡng để có sữa nuôi con!

Ba ngày sau khi xuất viện, tôi mất sữa hoàn toàn. Hoảng loạn, tôi cầu xin mẹ chồng đổi bữa ăn để sữa về, nhưng bà lạnh lùng quăng cho tôi một câu:

"Ăn lắm làm gì? Sinh ra con vịt chỉ tổ ăn hại! Trên Hà Nội cô ăn đến béo lú rồi, giờ còn kêu không có sữa à?"

 

Từng lời bà nói như lưỡi dao cứa vào lòng tôi. Như thế vẫn chưa đủ, mẹ chồng còn ném thẳng chậu quần áo của tôi ra giữa phòng, bắt tôi giặt riêng vì "dùng chung đồ với bà đẻ là xui xẻo".

Tôi không chịu nổi nữa! Tôi không thể tin nổi có một người bà nội lại đối xử nhẫn tâm với cháu ruột mình như vậy!

Nửa đêm, tôi lặng lẽ thu dọn đồ đạc, nước mắt rơi lã chã. Nhìn con bé bỏng trong vòng tay, tôi càng căm phẫn hơn. Tôi không thể để con mình lớn lên trong sự ghẻ lạnh của bà nội.

Tôi gọi xe, ôm con chạy trốn khỏi căn nhà ấy - trốn khỏi người mẹ chồng độc đoán, trốn khỏi những bữa cơm cữ đắng cay.

Tôi không biết ngày mai sẽ ra sao, nhưng tôi thà về với mẹ đẻ, còn hơn ở lại để con tôi lớn lên trong sự ruồng rẫy và cay nghiệt của bà nội nó!

 

1
Như Ý (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm