Sốc: Đột quỵ vì thói quen xoay cổ cho đỡ mỏi - quá nhiều người mắc mà chẳng hề lường trước được
Gần 90% người Việt đang có thói quen tự làm hại cả nhà / Vừa ăn xong liền đi ngủ: Thói quen rất xấu ai cũng nên bỏ, đặc biệt là dân văn phòng
Bà Elizabeth Hughes - một người phụ nữ 56 tuổi tại Anh đã kể lại câu chuyện mình bị đột quỵ sau khi đến spa để massage cổ thư giãn các đây 10 năm. Khi nằm trên ghế massage, bà cảm thấy đau nhức và yêu cầu dừng lại. Nhưng họ cho rằng do bà quá căng thẳng và vẫn tiếp tục liệu trình massage. Bà đã phải chịu đựng cơn đau khoảng mười phút cho đến khi chuyển sang các khu vực khác trên khuôn mặt. Sau 45 phút xoa bóp, bà vẫn còn đau và khi về nhà bà phải sử dụng thuốc giảm đau.
Sau 1 tuần, cổ bà đau nhức đến mức ngủ cả buổi chiều và bắt đầu xuất hiện tình trạng nôn ói. Nửa đêm bà tỉnh dậy để đi vệ sinh và nhận thấy cơ thể mình mất cân bằng. Sau đó, bà soi gương và thấy khuôn mặt bị nheo một chút. Bằng của một y tá, ý nghĩ đầu tiên của bà là mình bị đột quỵ. Nhưng bà lại bỏ qua suy nghĩ ấy vì bà mới chỉ 56 tuổi. Bốn giờ sau, bà thức dậy và giọng nói của mình đã bị thay đổi, nói lắp. Lần này, Elizabeth biết chắc chắn rằng mình đã bị đột quỵ. Các bác sĩ tại bệnh viện đã xác nhận tình trạng đột quỵ của bà Elizabeth nguyên nhân là do massage.
Ảnh minh họa.
Theo tài liệu y khoa, khi chúng ta xoay cổ âm thanh phát ra là do chất lỏng hoạt dịch bên trong khớp. Khi xoay cổ, các bao khớp sẽ bị kéo dãn ra. Khi khớp dãn ra, chất dịch trong khớp được gọi là hoạt dịch sản sinh bong bóng khí. Khi bong bóng nổ bốp và vỡ sẽ phát ra âm thanh. Những âm thanh phát ra khi xoay cổ là dấu hiệu cho thấy sụn khớp bị viêm hoặc đã thoái hóa. Nếu sụn bị thoái hóa, nó tạo ra một bề mặt thô ráp, thậm chí khiến các phần của xương bị lộ ra.
Có nên vặn bẻ, cổ lưng, khớp tay cho đỡ mỏi?
Những thao tác vặn khớp tay, vai, lưng, cổ… sẽ giúp tinh thần sảng khoái, lấy lại tập trung sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ như khớp phì đại, giảm sức cầm nắm (bàn tay), tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe. Vì mỗi khớp chỉ chịu được một lực nhất định. Nắn, bẻ khớp làm khớp hoạt động nhiều, gây lực ép lớn lên khớp khiến khớp bị tổn thương.
Điểm nối giữa hai khớp có dây chằng, chất hoạt dịch lỏng, gân… Khi bẻ vặn khớp làm gân, dây chằng giãn ra hết mức và gây tổn thương cấp tính như bong gân, trật khớp, thậm chí giãn hoặc rách dây chằng.
Ngoài ra, sụn khớp là thành phần trắng, giòn, làm lớp đệm giữa hai đầu xương, giúp giảm lực sát khi chúng trượt lên nhau, giúp con người có thể đi lại, vận động, sinh hoạt dễ dàng. Trong sụn khớp có 2% là tế bào sụn và không có khả năng hồi phục khi bị thương. Nắn, bẻ khớp sẽ làm sụn bào mòn, thương tổn dẫn đến thoái hóa.
Chưa kể, do sụn bị bào mòn và không có khả năng hồi phục, gai xương sẽ mọc ra tấn công vào mô gây đau nhức khớp. Nếu tuổi càng lớn, gân, sụn, dây chằng kém linh động và dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm tốc độ thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 8/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mùi gặp nhiều thách thức, công việc bị cản trở bởi tiểu nhân
Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"
Choáng váng trước cảnh em chồng sau bốn tháng sinh con: Người gầy gò, mắt quầng thâm, tưởng chừng chẳng còn sức sống
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Nam hay nữ có 4 dấu hiệu này trong lòng bàn tay chứng tỏ có số phú quý giàu sang
Mua chậu dâu tây làm cảnh, nửa đêm tôi bị bố mẹ chồng đập cửa tra khảo vì em chồng đau bụng quằn quại