Sơn La: Trai Mông đổi đời nhờ loài cây quý ra quả lổn nhổn dưới gốc
Gái đảm lên núi trồng hoa hồng, lãi hơn 300 triệu đồng mỗi năm / Tại sao huyết áp lại tăng khi đo ở phòng khám?
Đến bản vùng cao Phiêng Ban (Mường Giàng) hỏi anh Thào A Dia, từ già đến trẻ không ai là không biết. Bởi anh Dia có tiếng làm kinh tế giỏi trong vùng, không chỉ làm giàu cho mình mà anh còn là người mở lối cho bà con dân bản làm theo, vươn lên thoát nghèo.
Vạt rừng trồng sa nhân tím của anh Thào A Dia được trồng dưới tán rừng.
Trao đổi với chúng tôi, anh Dia cho biết: Sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nông, quanh năm bám nương, bám rẫy, đất đai rộng mênh mông nhưng cứ bị cái đói cái nghèo bám riết. Trước đây, đất Phiêng Ban màu mỡ tươi tốt, trồng ngô, trồng lúa nhà nào cũng no ấm không phải lo cái ăn cái mặc. Nhưng canh tác lâu năm đất bị bạc màu, rửa trôi trơ ra những tảng đá..
Cây ngô thời còn "thịnh" cho thu rất nhiều tiền nhưng bây giờ giá ngô xuống thấp, giá không bù lại được chi phí đầu tư. Đứng nhìn núi, nhìn nương, anh Dia buồn lòng không biết làm gì để đánh thức vùng đất từng một thời mang lại no ấm này.
Trong lần sang thăm bà con bên xã Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên), anh Dia thấy bà con nơi đây không trồng ngô, trồng lúa như bên bản mỉnh, mà nhà nào cũng trồng cây sa nhân tím, khắp núi nương đều bạt ngàn cây sa nhân. Theo lời kể của một số người họ hàng thì loại cây này có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần trồng ngô, trồng lúa nương...Trở về anh Dia cũng tính ngay đến việc trồng sa nhân.
Nhờ trồng sa nhân tím mà cuộc sống gia đình của anh Dia ngày càng khấm khá, có của ăn của để.
Nghĩ là làm, năm 2013, anh ngược trở lại xã Tỏa Tình (Tuần Giáo) mua cây giống về trồng thử trên 1 ha đất nương của gia đình, bắt trước kỹ thuật trồng của những người làm trước, cây phát triển tốt, đẻ nhánh nhanh, không bị dịch bệnh. Sau 2 năm cây sa nhâncho quả, gia đình anh Dia thu hoạch mang quả đi bán cho thương lái, giá bán mỗi kgsa nhân bán được từ 60.000 đồng đến100.000 đồng tuy thời điểm, thậm chí có thời điểm giá cao hơn.
Thấy hiệu quả, năm 2015 anh Dia mạnh dạn chuyển toàn bộ 5 ha đất nương của gia đình sang trồng sa nhân tím. Đến nay, đã có 3 ha sa nhân của anh Dia đang cho thu hoạch, vụ năm ngoái anh thu được hơn 2 tấn quả tươi, giá bán 60.000 đồng/kg, chi phí lãi trên 250 triệu đồng. Nhờ trồng sa nhân tím ra quả dưới gốc mà gia đình có của ăn của để không còn lo cái nghèo như trước nữa.
So với loại cây khác, sa nhân tím có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo anh Dia, so với các loại cây trồng khác, trồng cây sa nhân chi phí đầu tư rất thấp mà hiệu quả kinh tế thì lại cao. Trung bình 1 ha ngô cho thu hoạch 20 – 30 triệu đồng thì sa nhân có thể cho thu nhập 80 - 100 triệu đồng. Đặc biệt là sa nhân không phải đầu tư nhiều, chỉ mất thời gian ban đầu chăm sóc, khi cây đã phát triển thành rừng thì chỉ việc thu hoạch.
Thấy mô hình trồng sa nhân tímcủa anh Dia hiệu quả, các hộ trong bản Phiêng Ban làm theo.Từ trồng sa nhân mà 43 hộ bản Phiêng Ban giờ chỉ còn 2 hộ nghèo, cuộc sống ngày càng khấm khá, có của ăn của để.
Quả sa nhân mọc thành chùm dưới gốc. Khi đi thu hái, người trồng chỉ việc rẽ các chùm lá và cúi xuống nhặt những quả sa nhân quý ở dưới gốc cây.
Trồng sa nhân, anh Dia cũng tìm hiểu về cây sa nhân, tác dụng của quả sa nhân. Theo đó, sa nhân thuộc loại cây thân thảo cao khoảng hai đến ba mét. Lá mọc so le có bẹ dài, phiến lá hình trái xoan, mặt lá xanh thẫm, láng bóng. Hoa màu trắng, đốm tía, mọc thành chùm.
Quả sa nhân cuống ngắn có gai, hình tròn hoặc bầu dục có ba ô mang ba khối hạt mầu nâu sẫm, mùi thơm nồng. Theo y học cổ truyền, cây sa nhân là cây thuốc quý vì có giá trị dược liệu cao, có tác dụng trong việc hành khí, giúp điều trung, hòa vị, kích thích tiêu hóa…. Ngoài công dụng làm dược liệu, cây sa nhân còn dùng chiết xuất tinh dầu làm hương liệu gia vị thực phẩm, là 1 nguyên liệu quý để chế biến mỹ phẩm như nước hoa, dầu gội dưỡng tóc...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết