Sử dụng quả nho đúng cách và thực phẩm 'đại kỵ' cần tránh ăn cùng nho
Nữ coser quyến rũ xung phong làm giáo viên dạy chơi game "hardcore" cho người mới bắt đầu, CĐM lập tức ra tín hiệu / Bà cô sang chơi oang oang từ đầu ngõ "cháu dâu chăm quá nhỉ, trưa rồi vẫn ngủ", nhưng mẹ chồng lại lên tiếng khiến tôi bất ngờ
Nho chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường; cải thiện trí nhớ, tâm trạng; ngăn rụng tóc, hỗ trợ giấc ngủ…
Nho có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Chỉ cần một cốc (khoảng 151 gram) nho chín hoặc xanh có thể cung cấp calo, carbohydrate, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B2, B6, đồng, kali, mangan.Trong đó, đồng và vitamin K là hai chất dinh dưỡng có nhiều nhất trong nho. Đồng là một khoáng chất thiết yếu, liên quan đến sản xuất năng lượng cho cơ thể, còn vitamin K rất quan trọng đối với quá trình đông máu và giúp xương chắc khỏe.
Nho cũng cung cấp một lượng vitamin B tốt như B1, B2, B6. Cả thiamine (B1) và riboflavin (B2) đều cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, trong khi B6 quan trọng cho quá trình chuyển hóa protein.
Không phủ nhận quả nho rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu tiêu thụ nho quá nhiều hoặc kết hợp với một số thực phẩm như tôm, sữa tươi thì quả nho cũng đem lại nhiều rủi ro cho sức khỏe người dùng.
Tác hại khi ăn nhiều nho
Gây tiêu chảy:Những loại thực phẩm nhiều đường có thể gây tiêu chảy, nho không phải là ngoại lệ. Nước nho có thể gây tiêu chảy ở những người nhạy cảm vì nó có đường đơn.
Tăng cân:Lượng calo trong nho tương đối ít, trong khoảng 30 quả nho có chứa ít hơn 105 calo. Tuy nhiên, nho lại có thể khiến bạn ăn nhiều, khó kiềm chế được nên lượng calo trong bữa phụ có thể tăng lên gấp đôi, gấp 3. Vì vậy, ăn nho quá nhiều và thường xuyên có thể khiến bạn tăng cân.
Biến chứng thai kỳ:Nho có chứa chất resveratrol, một loại polyphenol mạnh được tìm thấy ở rượu vang đỏ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, chất bổ sung resveratrol sẽ gây ra các vấn đề về tuyến tụy ở thai nhi đang phát triển. Tuy nghiên cứu này không đề cập tới nho nhưng thai phụ nên cẩn trọng, không nên ăn quá nhiều nho.
Gây ngộ độc:Nguyên nhân gây ngộ độc nho thường không xuất phát từ quả nho mà do các chất bảo quản thực phẩm, nấm mốc và vi khuẩn ở trên vỏ nho. Do vậy nên chú ý mua nho rõ nguồn gốc, ngâm rửa cẩn thận trước khi ăn.
Gây dị ứng:Tuy rất hiếm nhưng nho vẫn có thể gây dị ứng, nguyên nhân là do trong nho có một loại protein làm nhiệm vụ chuyển hóa lipid đã được chứng minh có khả năng tạo ra phản ứng dị ứng ở người. Nếu bị dị ứng với nho, bạn có thể bị nổi ềm đay, mẩn đỏ trên da. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị khó thở và sốc phản vệ.
Khiến các vấn đề về thận nghiêm trọng hơn:Theo báo cáo của Viện Tiểu đường, Bệnh tiêu hóa và thận quốc gia Mỹ, những người mắc bệnh thận mãn tính và bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm, trong đó có nho.
Thực phẩm đại kỵ cần tránh khi ăn cùng nho
Tôm:Nho là loại trái cây giàu axit tannic, cần được hạn chế sau khi ăn tôm. Vì lượng canxi trong tôm có xu hướng kết hợp với axit tannic để tạo ra một hợp chất không hòa tan - đây là nguyên nhân khiến cho dạ dày cảm thấy khó chịu, xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng và buồn nôn.
Ngoài ra, ăn tôm cùng với nho sẽ làm giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể, gây viêm dạ dày ruột, đồng thời dễ tạo điều kiện cho tế bào ung thư xâm nhập vào cơ thể gây ung thư ruột kết hoặc ung thư dạ dày.Do đó, hãy tráng miệng bằng quả nho ít nhất sau hoặc trước khi ăn tôm khoảng 2 tiếng, sẽ giảm thiểu các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Sữa tươi:Không nên dùng chung sữa tươi với nho. Sữa tươi có hàm lượng protein rất cao, cần thiết và cực tốt cho sức khỏe con người. Nhưng nếu bạn ăn nho xong mà uống thêm sữa tươi thì thật tai hại.
Trong nho chứa hàm lượng axit cao như axit tartaric, axit malic và axit xitric,...và cả vitamin C. Khi protein trong sữa gặp các hoạt chất axit trên thì sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, kể cả vitamin C. Từ đó, cơ thể không thể chuyển hóa được và gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa,...
Ngoài ra, sữa và nho nếu ăn cùng nhau sẽ khiến nội tiết của chúng ta bị rối loạn, dễ sinh ra tế bào ung thư, tạo điều kiện cho tế bào ung thư âm thầm tìm đến, vô cùng bất lợi cho sức khỏe.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười