Đời sống

Sự thật về uống nước hà thủ ô làm tóc đen trở lại

Nói đến hà thủ ô, nhiều người nghĩ rằng đó là tên gọi của một vị thuốc trong đông y. Thực tế, đó vốn là danh tự của một người. Loại cây này thường được biết tới với ba tác dụng đặc biệt: Làm đen râu tóc, có lợi cho việc sinh con và kéo dài tuổi thọ.

Lý do không nên đánh răng sau bữa sáng / Những người nên tránh xa đồ uống có đường

Tôi năm nay 44 tuổi nhưng tóc đã bạc nhiều. Tôi có nghe nói uống nước hà thủ ô làm cho tóc đen trở lại. Xin hỏi điều này có đúng không?

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội
Nói đến hà thủ ô, nhiều người nghĩ rằng đó là tên gọi của một vị thuốc trong đông y. Thực tế, đó vốn là danh tự của một người. Loại cây này thường được biết tới với ba tác dụng đặc biệt: Làm đen râu tóc, có lợi cho việc sinh con và kéo dài tuổi thọ.
Hà thủ ô

Hà thủ ô


Làm đen râu tóc

Theo quan niệm của y học cổ truyền, râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận, thận tàng chứa tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết nên nếu thận hư yếu, tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ, sớm bạc và dễ rụng.

Ngược lại, nếu thận tinh sung túc, râu tóc dầy khỏe và đen bóng. Hà thủ ô có công dụng bồi bổ can thận, dưỡng huyết tư âm nên khả năng làm đen râu tóc của vị thuốc này là điều dễ hiểu.

Có lợi cho việc sinh con

Lý luận của y học cổ truyền cho rằng thận tàng tinh, chủ về việc sinh con. Nếu thận tinh sung túc, sự sinh trưởng phát dục của cơ thể diễn ra thuận lợi, năng lực tính dục được khôi phục và nâng cao nên rất dễ sinh con.

Trong sách “Bản thảo cương mục”, nhà bác học Lý Thời Trân đã ghi lại chuyện Minh Thế Tông Hoàng Đế chữa khỏi được chứng bất dục bằng phương thuốc Thất bảo mỹ nhiêm đan trứ danh với chủ dược là hà thủ ô.

 

Kéo dài tuổi thọ

Y học cổ truyền cho rằng sự già yếu của con người cũng do quá trình suy giảm của thận tinh quyết định. Vì vậy, việc sử dụng hà thủ ô lâu dài để bổ ích thận tinh cũng có tác dụng kéo dài tuổi thọ.

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh hà thủ ô có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu. Chúng cũng nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.

Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc.

Cách sử dụng

 

Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại, người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan…Dưới đây, xin được giới thiệu một số cách dùng hà thủ ô đơn giản nhưng rất tiện lợi:

– Cách 1: Hà thủ ô 30 g, gà mái một con, gia vị vừa đủ. Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày.

– Cách 2: Hà thủ ô 60 g, trứng gà 3 quả. Sắc hà thủ ô lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là được.

– Cách 3: Hà thủ ô 30 g, đại táo 3 quả, gạo tẻ 100 g, đường đỏ 50 g. Hà thủ ô ngâm nước 2 giờ rồi sắc trong một giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với gạo và đại táo thành cháo, chế thêm đường ăn trong ngày. Hoặc hà thủ ô 15-20 g cho vào nồi đất hầm nhừ rồi cho thêm 50-100 g gạo nấu tiếp thành cháo, chế thêm mật ong ăn khi đói bụng.

– Cách 4: Hà thủ ô 20 g, sơn trà 20 g. Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút là dùng được, uống thay trà hàng ngày.

 

– Cách 5: Hà thủ ô 120 g, đương quy 60 g, sinh địa 80 g, rượu trắng 2500 ml. Các vị thuốc thái vụn gói trong túi vải rồi cho vào vò ngâm với rượu, nút kín để nơi thoáng mát khô ráo, sau một tuần có thể dùng được. Uống mỗi ngày 15 ml vào buổi sáng.

– Cách 6: Hà thủ ô 200 g, kỷ tử 50 g, long nhãn 200 g, đinh hương 15 g, mật ong 50 g, rượu trắng 2000 ml. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20 ml.

Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội chia sẻ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm