Tác hại ‘chết người’ từ rau muống ít ai biết
7 thực phẩm tốt cho tim, giảm nguy cơ đột quỵ / 5 loại thực phẩm chứa đầy muối, trẻ ăn càng nhiều càng hại thận, não bộ chậm phát triển
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Rau muống là một trong những loại rau phổ biến nhất và chứa đựng nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng nếu ăn không đúng cách sẽ gây ra những tác hại khôn lường.
Theo các nhà khoa học, một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn là fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.
Đặc biệt, nếu không được giải quyết kịp thời, các triệu chứng nhẹ có thể gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, một tác hại ít người biết đến từ rau muống không được ăn đúng cách nữa do rau này kị với sữa. Điều này có thể gây hại cho nhiều người hoặc trẻ con nếu như kết hợp hai thực phẩm này trong bữa ăn.
Rau muống là một trong những loại rau phổ biến nhất trong mùa hè do dễ trồng, dễ chăm sóc và dễ chế biến thành các món ăn trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, vẫn có những người không nên ăn rau muống. Kinh nghiệm dân gian thì cho rằng, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống. Do đó, nếu bản thân bị những bệnh trên thì nên xem xét phản ứng của cơ thể khi ăn loại rau này.
Cũng liên quan đến kinh nghiệm dân gian trong cách tiêu dùng loại rau này thì người đang bị vết thương hở thì không nên ăn rau muống. Tuy nhiên, theo y học hiện đại thì đây lại là một kinh nghiệm chưa có căn cứ chứng minh.
Theo BS.Trương Anh Mậu, Khoa Ngoại Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM, khi một vết thương hở miệng xảy ra do phỏng, do dao cắt hoặc nhiều nguyên nhân khác thì quá trình lành sẹo của vết thương cũng đồng thời xảy ra. Quá trình lành sẹo này nhanh hay chậm, xấu hay đẹp còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: kích thước và độ sâu của vết thương (vết thương nhỏ mà nông thì dễ lành hơn vết thương to mà sâu), vết thương có bị bầm dập mô nhiều hay ít (vết thương bị bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn), vết thương sạch hay bẩn (vết thương sạch sẽ mau lành hơn), yếu tố dinh dưỡng (trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin và kẽm thì vết thương lâu lành hơn), bệnh nhân bị các bệnh lý nội khoa kết hợp (đang điều trị corticoid, thuốc chống đông máu, rối loại đông máu... thì vết thương cũng lâu lành hơn).
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố nữa ảnh hương đến sự lành sẹo, trong đó dinh dưỡng chỉ là một phần trong quá trình lành sẹo và cũng chỉ góp một phần trong hồi phục sẹo lành tốt hay không. Do đó, BS Trương Anh Mậu cho hay, kinh nghiệm dân gian về chế độ ăn nên kiêng rau muống khi bị vết thương hở về mặt khoa học chưa được chứng minh rõ ràng vì sẹo lồi còn tùy vào tính cơ địa từng người.