Tác hại của đồ uống có đường
Cách làm món đồ uống "thần thánh" cho mùa hè / Hễ ngày nào nắng nóng là cả nhà tôi lại yêu cầu món đồ uống này, uống đến đâu là mát đến đấy!
Trong bài viết với tựa đề "Ảnh hướng tới sức khỏe của đồ uống có đường" của Ủy ban Y tế công cộng Boston (BHPC), Hoa Kỳ có câu mở đầu: "Đường có thể ngọt, nhưng ảnh hưởng sức khỏe của tiêu thụ đường thì không ngọt ngào như vậy". Bài viết đã chỉ ra rằng: sử dụng đồ uống có đường không kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sâu răng, bệnh tim mạch, tiểu đường tuyp 2, béo phì, gout và rối loạn chuyển hóa.
Các rối loạn chuyển hóa ở đây bao gồm có huyết áp cao, giảm cholesterol "tốt", gây tích trữ mỡ thừa cơ thể… Bên cạnh đó, những người ăn nhiều đường có nguy cơ mắc các bệnh ung thư nhiều hơn, có mối liên quan trực tiếp giữa ung thư vú, ung thư đại trực tràng. Tiêu thụ nhiều đồ uống có đường còn đặc biệt ảnh hưởng xấu đến cơ thể phụ nữ.
Ảnh minh họa.
Một nghiên cứu kéo dài trên 8 năm với 50.000 phụ nữ có và không có thói quen uống nước ngọt cho thấy: những phụ nữ uống nhiều hơn 1 lon nước ngọt/ngày đã tăng tới 8 kg trọng lượng cơ thể, trong khi giảm tiêu thụ nước ngọt chỉ tăng 2,8 kg. Những phụ nữ tiêu thụ nhiều hơn 1 lon nước ngọt/ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc đái tháo đường so với những phụ nữ uống ít hơn 1 lon nước ngọt/ngày.
Theo nghiên cứu năm 2018 (công bố trên NCBI), mặc dù tiêu thụ nước giải khát có đường đã giảm trong 15 năm qua, nhưng tiêu thụ nước giải khát có đường vẫn còn ở mức cao ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các tác giả đã phân tích và tổng hợp các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành về ảnh hưởng của đồ uống có đường tới sức khỏe của trẻ em kết luận: tác dụng tiêu cực của đồ uống có đường tới sức khoẻ trẻ em như gây ra thừa cân/béo phì, kháng insulin - nội tiết tố quan trọng trong chuyển đường, sâu răng...
Theo số liệu từ Bộ Công Thương và tổ chức Euromonitor International, hiện mỗi năm, người Việt tiêu thụ gần 5 tỷ lít nước ngọt, tỷ lệ tiêu thụ theo đầu người đã tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua. Loại đồ uống có đường được tiêu thụ phổ biến nhất là trà uống sẵn, nước ngọt có ga, đồ uống thể thao, nước tăng lực, cuối cùng là nước ép trái cây.
Dự báo năm 2018, mức tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam sẽ đạt hơn 5 tỷ lít, đến năm 2025 sẽ lên 11 tỷ lít. Tiêu thụ và sản xuất đường tại nước ta cũng tăng đều hàng năm 30 - 40%. Trung bình một người Việt Nam hiện tiêu thụ khoảng 46,5 gam đường tự do mỗi ngày, gần tới mức giới hạn tối đa 50 gam và cao gần gấp đôi so với mức tiêu thụ WHO khuyến cáo.
Như vậy, cần phòng chống những ảnh hưởng không tốt đến cơ thể từ việc tiêu thụ đường trong các sản phẩm thực phẩm, đồ uống có đường, bắt đầu từ việc hạn chế dần sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 46/2017/Ttg quy định rõ: không bán nước ngọt có ga trong hệ thống căng - tin các trường học. Thực hiện đúng chỉ thị này sẽ làm giảm sự tiếp cận của trẻ em đối với nước ngọt, nếu kết hợp với giáo dục dinh dưỡng có thể góp phần hình thành thói quen với uống nước khoa học và lành mạnh cho trẻ em. Ngay cả với sữa, trẻ em cũng nên sử dụng sữa không đường, các loại sữa có đường kể cả sữa tươi có đường đều chứa một hàm lượng đường đáng kể không cần thiết cho nhu cầu của trẻ em.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười