Tại sao ăn trứng ngỗng tốt cho phụ nũ mang thai
Lợi ích tuyệt vời của việc ăn gạo lứt khi mang thai / Thành phần mỹ phẩm cần tránh khi mang thai
Trứng ngỗng giàu vitamin A
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, nhiều cặp gia đình trẻ ngày nay có điều kiện về kinh tế đã chuẩn bị kế hoạch cũng như trang bị cho mình kiến thức về dinh dưỡng trước và trong khi có thai. Có một thực tế mà ai cũng muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh và thông minh, vì thế đã tạo ra một sức ép nhất định cho phụ nữ có thai khi lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là trứng ngỗng?
Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt. Về giá trị dinh dưỡng trứng ngỗng không thể so sánh với trứng gà, cũng như thịt ngỗng so với thịt gà. Về an toàn vệ sinh thực phẩm thì trứng gà sạch hơn trứng ngỗng, vì gà đẻ trứng ở nơi khô ráo, nơi ít có vi khuẩn và ký sinh trùng, vì vậy trứng gà hạn chế lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng hơn trứng ngỗng.
Giá trị dinh dưỡng trong 100 gam trứng ngỗng có khoảng: 13,0 gam protein, 14,2 gam lipid, 360 mcg vitamin A, 71 mg calxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15mg vitamin B1, 0,3mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).
Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (360 mcg so với 700 mcg trong trứng gà), đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Ngoài ra, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch của phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp,..
Những lưu ý khi bà bầu ăn trứng ngỗng
Một số lưu ý dành cho mẹ bầu ăn trứng ngỗng cụ thể dưới đây:
Trứng ngỗng có chứa nhiều hàm lượng Lipid và Cholesterol. Đây là những chất không được tốt cho sức khỏe nếu dùng thường xuyên. Vì có thể dẫn đến tình trạng như là thừa cân béo phì, mắc vấn đề về tìm mạch, gan nhiễm máu, huyết áp cao, tiểu đường khi bà bầu ăn trứng ngỗng quá nhiều.
Thai phụ không nên ăn trứng ngỗng quá 3 lần/tuần. Mẹ cần lưu ý nên bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng khác để tốt cho hai mẹ con, không chỉ cung cấp một nguồn dinh dưỡng cố định.
Ngoài ra, trứng ngỗng thông thường người ta nuôi để lấy thịt nên khó kiếm hơn so với trứng gà hoặc trứng vịt. Vì vậy, mẹ cũng không cần phải tìm được loại chứng này bằng được. Bà bầu nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho khẩu phần ăn của mình theo mùa cùng trứng gà, trứng vịt thông thường.
Trong suốt giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý vấn đề ăn chín, uống sôi. Do vậy, bạn có thể chế biến trứng ngỗng bằng cách luộc, chiên, hấp, kho vì nếu trứng ngỗng chưa chín kỹ khi bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi xâm nhập vào cơ thể không tốt cho sức khỏe của cả hai mẹ con.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ