Đời sống

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa nhiều?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là tình trạng rất hay xảy ra nên mẹ hãy chú ý cách khắc phục nhé.

Top 10 ký sinh trùng kinh dị nhất có thể ẩn nấp trong thức ăn của bạn / Cá ngon và bổ dưỡng nhưng đừng ăn 2 phần này, rất nhiều độc tố

Tại sao trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều?

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa nhiều?

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu cũng là nguyên nhân gây ọc sữa. Nguồn ảnh: bluecare

Theo một số Bác sĩ, tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa hầu hết xuất phát từ yếu tố sinh lý nên mẹ không cần quá lo lắng. Dưới đây là một số lý do phổ biến mà mẹ có thể tham khảo:

Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, dạ dày của bé lại nhỏ, nằm ngang nên nếu không cẩn thận rất dễ bị nôn trớ, ọc sữa;

Khi bé được cho ăn quá no hoặc thay đổi tư thế bú đột ngột sẽ dễ bị ọc sữa do hoạt động cơ thắt tâm vị của trẻ chưa ổn định;

Một số trẻ nếu sử dụng sữa công thức cũng dễ bị nôn trớ, ọc sữa nhiều do sữa công thức lâu tiêu hóa hơn sữa mẹ, bé dễ bị đầy bụng;

Trẻ bú nhanh, nuốt nhiều không khí dễ bị nấc cụt gây ra tình trạng ọc sữa;

 

Trong trường hợp nếu trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều mà không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dễ chuyển sang giai đoạn bệnh lý, lúc này mẹ cần theo dõi các biểu hiện của con.

Nếu thấy có các dấu hiệu như trẻ tự nhiên khóc thét, ưỡn bụng, chướng bụng, ọc sữa kèm theo giật mình, vặn mình liên tục, co giật và quấy khóc ban đêm nhiều,… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Khắc phục tình trạng trẻ ọc sữa

Cho trẻ bú đúng cách

Dựa vào cấu tạo, vị trí giải phẫu của dạ dày, nên cho trẻ bú bên trái trước vì lúc này lượng dịch dạ dày còn ít. Sau đó, khi dạ dày chứa nhiều sữa cần chuyển cho trẻ bú phải vì bé cần nằm nghiêng trái. Như vậy sữa sẽ dễ dàng xuống và lưu lại trong dạ dày mà không trào ngược lại.

 

Ngoài ra, khi đang bú, trẻ có quấy khóc nên dừng ngay việc bú lại để tránh sặc. Không nên cho trẻ bú quá nhiều, cần chia làm nhiều bữa ăn, mỗi bữa cách nhau 2-4 giờ.

Giữ đúng tư thế sau khi bú

Sau khi bú xong, bà mẹ cần bế trẻ cao đầu trong khoảng 15-20 phút, không cho trẻ nằm. Vỗ nhẹ lưng để đẩy không khí từ dạ dày ra, giúp trẻ ợ hơi tốt.

Nới lỏng quần áo

Quần áo, tã quá chặt khiến cho thành bụng và dạ dày bị chèn ép nên trẻ rất dễ nôn trớ. Do đó, mẹ nên nới lỏng quần áo của trẻ, mặc quần áo rộng rãi càng thoáng càng tốt, đặc biệt là khu vực quanh bụng.

 

Ngoài ra, nếu trẻ nôn trớ sau khi bú, bà mẹ cần nghiêng đầu trẻ sang một bên để tránh sặc chất nôn. Làm sạch chất nôn trong mũi, miệng và họng trẻ bằng cách hút hoặc lấy khăn gạc thấm. Khi hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm, oresol từ từ. Cuối cùng đánh giá chất nôn, và tiếp tục theo dõi trẻ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm