Thế nào là bệnh suy giảm thị lực?
7 loại nước giúp giải rượu bia cực nhanh lại hiệu quả, không nên bỏ qua / Tại sao yến sào ngon và bổ dưỡng lại bị xem là món ăn kinh dị ở phương Tây?
Thế nào là suy giảm thị lực?
Bạn cần thận trọng bệnh suy giảm thị lực. Nguồn ảnh: Internet
Mắt là cơ quan cảm giác phát triển cao nhất của cơ thể con người. Trên thực tế, phần lớn chức năng của não bộ dành riêng cho thị giác hơn là thính giác, khứu giác hay vị giác.
Suy giảm thị lực là tình trạng giảm khả năng nhìn ở một mức độ nào đó, gây ra những vấn đề không thể khắc phục được bằng đeo kính hoặc ở những người có khả năng nhìn kém khi không đeo kính hoặc kính áp tròng.
Suy giảm thị lực phổ biến nhất là tật khúc xạ. Cận thị, viễn thị, loạn thị là những ví dụ về tật khúc xạ. Những rối loạn khúc xạ này có thể chữa được bằng việc đeo kính hoặc phẫu thuật khúc xạ Lasik.
Suy giảm thị lực có thể liên quan đến các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tách võng mạc hay thoái hóa điểm vàng. Những bệnh lý này khiến cho mắt bị giảm tầm nhìn. Mục tiêu điều trị phụ thuộc vào bệnh lý của mắt, nó có thể bao gồm việc hồi phục hoàn toàn, hồi phục khả năng thị lực còn lại...
Với những đối tượng bị suy giảm thị lực không thể khắc phục được bằng việc đeo kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật thì được gọi là tầm nhìn thấp. Tầm nhìn thấp không bao gồm những trường hợp bị mù hoàn toàn bởi bạn vẫn còn khả năng nhìn với một phần thị lực còn lại.
Nếu tầm nhìn nằm trong khoảng từ 20/40 - 20/200 thì được gọi là mất thị giá từng phần.
Nếu tầm nhìn không tốt hơn ở mức 20/200 thì sẽ được coi là mù một cách hợp pháp. Tuy nhiên nó không giống như việc bị mù hoàn toàn.
Nguyên nhân gây suy giảm thị lực
Dán mắt" vào màn hình cả ngày
Khoảng thời gian chăm chú vào màn khiến bạn dễ có nguy cơ bị chứng "căng mắt kỹ thuật số" (DES), bao gồm các vấn đề như mỏi mắt và mờ mắt. Ngoài ra, đọc chữ trên màn hình còn đòi hỏi mắt làm việc cật lực hơn, về lâu dài gây ảnh hưởng đến thị lực.
Đeo kính áp tròng quá lâu
Thời gian đeo kính áp tròng càng lâu thì lượng bụi bẩn, chất nhầy, các protein và khoáng chất tích tụ trong mắt càng cao. Không chỉ gây mờ mắt, tình trạng này còn gây khô mắt, cộm trong mắt.
Cách đơn giản để kiểm tra xem kính áp tròng có phải là nguyên nhân gây giảm thị lực hay không là thử đeo kính gọng, nếu nhìn thấy rõ hơn thì nghĩa là kính áp tròng của bạn quá bẩn.
Trầy xước giác mạc
Trầy xước giác mạc là tình trạng bề mặt trong suốt bảo vệ mắt có vết trầy dẫn đến các triệu chứng như mờ mắt, đỏ hoặc cảm thấy như có hạt cát lẫn trong mắt và thường chỉ xuất hiện vài giờ sau khi giác mạc bị tổn thương.
Thông thường, vết trầy nhỏ trên giác mạc sẽ tự lành sau ít ngày, nhưng bạn cần dùng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh để ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng hoặc thuốc nhỏ mắt chứa steroid để giảm viêm và ngừa nguy cơ để lại sẹo.
Bệnh võng mạc đái tháo đường
Bệnh này ảnh hưởng đến những người mắc đái tháo đường, xảy ra khi lượng đường trong máu cao làm hỏng các mạch máu trong mắt.
Thoái hóa điểm vàng
Tình trạng này được gây ra bởi những thay đổi trong hoàng điểm. Hoàng điểm giúp bạn nhìn mọi vật rõ ràng, sắc nét.
Bệnh glôcôm (tăng nhãn áp)
Bệnh này thường do áp lực cao từ dịch bên trong mắt gây ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!