Đời sống

Tắm sao để an toàn cho trẻ

Thời gian tắm có thể là một khoảng thời gian đặc biệt vui vẻ bạn được chia sẻ với con, nhưng cũng là lúc rất cần thận trọng. Hãy ghi nhớ những mẹo tắm sau để giữ an toàn cho con nhé, đặc biệt là với những bé từ 12 tới 24 tháng tuổi.

Những quán bánh mì chảo nườm nượp khách ở Sài Gòn / Những món ăn lừng danh ở miền gái đẹp Tiền Giang

Tắm sao để an toàn cho trẻ - 1

Giám sát con cẩn thận

Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất là không bao giờ để con nhỏ một mình không ai trông chừng trong khi tắm, thậm chí chỉ là một phút. Trẻ em có thể bị chết đuối dưới 2,5 cm nước.

Tất cả các vật dụng cần dùng trong khi tắm như xà phòng, sữa tắm, dầu gội, khăn tắm... bạn đều cần chuẩn bị từ trước. Ngoài ra, nếu chuông cửa hoặc điện thoại bất ngờ reo lên và bạn cảm thấy phải trả lời thì hãy quấn tạm một chiếc khăn quanh người con rồi bế bé đi cùng bạn.

Đừng cho trẻ vào bồn khi nước vẫn còn đang chảy

Cho trẻ vào bồn hoặc chậu khi vẫn còn đang hứng nước là một việc làm hết sức sai lầm. Nguyên nhân là nhiệt độ nước có thể thay đổi đột ngột hay nước có thể trở nên quá sâu với trẻ.

Nhớ làm bồn tắm trở nên an toàn hơn

Bồn tắm thường rất trơn, vì vậy hãy trang bị thêm một tấm thảm cao su để chỗ ngồi của con trở nên an toàn. Ngoài ra hãy thêm miếng đệm cho nắp vòi để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi những va chạm không may.

Để nhiệt độ nước tắm phù hợp

Hãy chuẩn bị nước tắm ấm với nhiệt độ khoảng từ 32 đến 37 độ C. Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường thích những bồn tắm mát hơn nhiều so với những bồn tắm nóng bạn chuẩn bị. Có một mẹo hữu dụng là bạn dùng khuỷu tay mình nhúng xuống nước, nếu vùng da khuỷu tay có cảm giác ấm dễ chịu, không nóng rát là nhiệt độ nước phù hợp với trẻ rồi.

Đừng cho quá nhiều nước

Bạn nên nhớ một nguyên tắc là đừng cho quá nhiều nước vào bồn tắm. Mực nước không bao giờ được phép cao quá eo trẻ ở tư thế ngồi.

Dạy trẻ ngồi thay vì đứng trong bồn

Việc ngồi sẽ giúp giảm thiểu những va chạm hay trượt ngã cho con.

Dùng ít xà phòng, dầu gội

Bởi chúng có thể làm khô da con bạn, đối với một số trẻ nhạy cảm thậm chí còn có thể gây phát ban trên da. Bên cạnh đó, không nên cho trẻ ngồi quá lâu trong nước bởi có thể khiến niệu đạo của con bị kích thích, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Không cho con chạm vào tay cầm vòi

Ngay cả khi không thể di chuyển, con vẫn có thể chạm vào tay cầm vòi và điều ấy có thể dẫn đến những vết thương nguy hiểm.

Và cuối cùng, nhớ giữ các thiết bị điện (ví dụ máy sấy tóc, bàn là uốn tóc...) cách xa bồn tắm.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm