Tất cả những điều bạn cần biết khi trẻ bị chảy máu mũi
Cách làm xúc xích chiên xù chỉ mất 5 phút nhưng ăn ngon miễn chê / Muốn được hạnh phúc, bạn hãy tham khảo những điều này
Nguyên nhân gây chảy máu mũi (chảy máu cam)
Bạn cần chú ý khi trẻ bị chảy máu cam.
Theo TS.BS Đào Đình Thi – Trưởng khoa nội soi, BV Tai mũi họng TW, dân gian hay gọi là chảy máu cam nhưng về y khoa thì gọi đó là hiện tượng chảy máu mũi. Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh chảy máu mũi, thứ nhất là do tổn thương tại chỗ như người bệnh có khả năng bị u ở vùng hốc mũi, viêm nhiễm, rối loạn đông máu hoặc chấn thương dị vật; thứ hai là do chịu tăng áp lực từ bên trong (nguyên nhân này thường gặp ở người già bị bệnh cao huyết áp); thứ ba do thành mạch bị yếu. “Thực tế, có 90% trẻ bị chảy máu mũi là do thành mạch yếu, chỉ có 10% là do nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng” – TS.BS Đào Đình Thi nhận định.
Sở dĩ vào mùa đông, thời tiết hanh khô, trẻ bị chảy máu mũi nhiều hơn là do trẻ bị khô mũi, bị viêm, hay ngoáy mũi làm xước niêm mạc và giảm sức bền của thành mạch.
Dấu hiệu nhận biết những bất thường của chảy máu mũi
Nếu trẻ bị chảy máu mũi thông thường, cha mẹ có thể quan sát con sẽ chỉ bị chảy máu một bên mũi, máu chảy ra từ phía trước mũi (nếu có chảy xuống họng thì số lượng cũng ít). Khối lượng máu chảy không nhiều và thường ngừng chảy máu sau khi cha mẹ dùng hai tay giữ ở cánh mũi của trẻ một lúc. Sau đó cha mẹ nên dùng nước muối biển xịt vào mũi hoặc nhỏ nước muối sinh lý để giữ ẩm cho mũi. Nếu thực hiện các bước trên xong mà trẻ vẫn bị chảy máu mũi với khối lượng nhiều thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm. TS.BS Đào Đình Thi khuyên cha mẹ nên đưa con đi khám ở Bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng, làm phương pháp loại trừ trước rồi có thể trẻ sẽ được chuyển đến khám tại khoa tim mạch (nếu huyết áp tăng) hoặc khám ở BV huyết học nếu trẻ bị rối loạn đông máu…
Nên làm gì khi trẻ bị chảy máu mũi?
Trước tiên, bạn nên bình tĩnh, dỗ dành bé. Chảy máu mũilà dấu hiệu dễ gặp nhưng hiếm khi để lại hậu quả nghiêm trọng.
Bạn nên ôm bé trong lòng và khẽ nghiêng người bé, ngả về phía sau.
Tiếp đến, bạn dùng một chiếc khăn sạch, mềm thấm và dịt nhẹ vào lỗ mũi của bé. Có thể giữ động tác này trong vài phút, cho đến khi máu ở mũi bé ngừng chảy.
Cùng thời gian này, bạn có thể “gây nhiễu” sự chú ý bằng cách hát cho bé nghe, cho bé xem một cuốn sách hoặc phim hoạt hình (tùy vào độ tuổi của bé).
Sau vài phút, bạn thử kiểm tra xem bé còn chảy máu nữa không. Nếu máu còn chảy, bạn có thể dùng một chiếc khăn sạch, mềm khác, tiếp tục dịt vào lỗ mũi bị chảy máu cho bé. Dùng một miếng gạc mát, chườm sống mũi cho bé cũng có tác dụng giúp cầm máu.
Nếu các mẹo trên không hiệu quả, bạn nên đưa bé đi khám.
Lưu ý: không nên nghiêng người bé quá mức, không đặt bé nằm ngửa vì máu từ lỗ mũi của bé có thể chảy xuống cổ họng, gây nên vị khó chịu và làm bé bị nôn (trớ).
Cũng không nên dùng bông để cầm máu cam vì khi máu thấm vào bông sẽ làm cục bông tăng thể tích, có thể gây nghẽn ở mũi bé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"
Choáng váng trước cảnh em chồng sau bốn tháng sinh con: Người gầy gò, mắt quầng thâm, tưởng chừng chẳng còn sức sống
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Mua chậu dâu tây làm cảnh, nửa đêm tôi bị bố mẹ chồng đập cửa tra khảo vì em chồng đau bụng quằn quại
Sơ cứu nhanh khi huyết áp tăng đột ngột
Tử vi tuổi Mão tháng 11/2024: Khiêm tốn và tỉnh táo là chìa khóa thành công