Thanh Hóa: Trên nuôi thỏ dưới nuôi giun, tiền nhiều bất ngờ
Nhan sắc nóng bỏng của em gái nuôi cầu thủ Bùi Tiến Dũng / Kiên Giang: Nuôi con "ngủ ngày cày đêm" chỉ để lấy phân "vua"
Đến thăm khu chăn nuôi hơn 1.000 con thỏ của gia đình anh Bắc, chúng tôi không thấy có mùi khó chịu như một số nơi nuôi thỏ thông thường. Anh Bắc giải thích: “Toàn bộ chất thải của thỏ đều được tận dụng làm thức ăn cho giun quế nên mùi hôi hám không còn”.
Anh thiết kế chuồng nuôi thỏ cách mặt đất gần 1 mét, phía dưới là các bể nuôi giun rộng 1,2 - 1,5 mét chạy dài theo chuồng nuôi, cao chừng 16 - 17cm và được xây tường bao quanh. Khoảng cách giữa các dãy chuồng nuôi thỏ rộng 90cm được xây để làm lối đi lại tiện cho việc cho thỏ ăn uống.
Mô hình nuôi thỏ kết hợp với nuôi giun quế của gia đình anh Lê Văn Bắc ở thôn Trung Hà, xã Tuy Lộc, huyện Hậu Lộc.
Nhờ phương pháp nuôi kết hợp lạ mà hay nàygiúp cả hai loài vật của anh Bắc đều phát triển và sinh trưởng tốt. Chất thải từ thỏ sẽ được thải trực tiếp xuống nền chuồng, sau đó sẽ trở thành thức ăn và tạo thành môi trường lý tưởng cho con giun quế phát triển. Nhờ đặc tính phân hủy chất thải là phân thỏ thành phân hữu cơ của giun quế mà cải thiện môi trường, giúp thỏ nhanh lớn và hạn chế bị các loại bệnh thông thường ở thỏ như nấm hay ghẻ.
Ngoài lượng thỏ xuất bán hàng tháng ổn định, gia đình anh Lê Văn Bắc còn thu được một lượng giun quế không hề nhỏ, từ đó giúp tăng thu nhập hàng tháng. Lượng giun thu được, anh đã sử dụng một phần làm thức ăn chăn nuôi gia cầm như gà, vịt, ngancủa gia đình, số còn lại bán cho các hộ chăn nuôi và các đại lý kinh doanh mồi câu cá trong tỉnh.
Giun quế được dùng làm thức ăn giàu dinh dưỡng bổ sung đạm cho vật nuôi và phân giun quế là loại phân hữu cơ vi sinh cao cấp dùng làm phân bón rất tốt cho các loại cây trồng.
Anh Bắc cho biết, nếu như trước đây, dù có xây hầm Bioga và thường xuyên xịt rửa chuồng nuôi thỏ nhưng không thể nào hết được mùi hôi khó chịu từ chất thải của thỏ. Nhất là vào các ngày nắng thì mùi càng nồng nặc và khó chịu hơn. Trong một lần tình cờ đọc trên sách báo và biết đến mô hình nuôi thỏ kết hợp với giun quế, nhận thấy được những lợi ích của cách làm lạ mà hay này mang lại nên ngay lập tức anh áp dụng ngay vào trại thỏ của gia đình mình.
Tuy mới áp dụng nhưng đến nay mô hình này đã đem lại ưu điểm rõ rệt như: tăng hiệu quả kinh tế, tiết kiệm công chăm sóc và đặc biệt giúp môi trường luôn sạch sẽ và không ôi nhiễm. “Nếu như trước đây, mỗi ngày tôi đều phải từ 2-3 lần để vệ sinh chuồng trại nuôi thỏ thì nay một tháng tôi chỉ cần bỏ ra từ 2-3 ngày dọn dẹp là xong. Vì vậy, tôi cónhiều thời gian để làm thêm việc khác mà đàn thỏ vẫn phát triển bình thường và thậm chí còn lớn nhanh hơn trước”, anh Bắc chia sẻ.
Nhờ cách làm này mà đàn thỏ nhà anh Bắc lớn nhanh và ít bị bệnh tật, trung bình mỗi tháng gia đình anh xuất bán đều đặn hơn 400kg thỏ thương phẩm, với giá bán dao động ở mức từ 75.000đồng đến 80.000đồng/1kg. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình anh bỏ túi được hơn 15 triệu đồng từ bán thỏ.
Nhờ nuôi giun quế ngay dưới chuồng thỏ mà giải quyết được 95% mùi hôi của chất thải của thỏ, giải quyết được vấn đề ôi nhiễm môi trường xung quanh.
Cũng theo anh Bắc, việc nuôi giun quế ngay dưới chuồng thỏ sẽ giúp người chăn nuôi thỏ giải quyết tốt được vấn đề ôi nhiễm môi trường xung quanh. Thực tế nuôi thỏ kết hợp với nuôi giun đã tiết kiệm được chi phí đầu tư về nguồn thức ăn chăn nuôi gia cầm cũng như công dọn chuồng trại lại tăng thu nhập.
Áp dụng cách làm này tiết kiệm được thời gian chăm sóc vật nuôi và bảo đảm chuồng trại luôn sạch sẽ thông thoáng. “Tôi tận dụng lượng giun quế nuôi được để nuôi thêm hàng trăm con gà, vịt, nhờ cho ăn giun quế mà đàn gà vịt lớn nhanh và thu được khoản tiền không hề nhỏ”, anh Bắc cho hay.
Theo kinh nghiệm nuôi giun quế của anh Bắc, trước khi nuôi giun phải cần tạo môi trường lý tưởng cho chúng sống. Thường thì lấy khoảng 60% là mùn cưa và 40% trấu trộn với nhau để tạo thành thứ gọi là giá thể, sau đó được làm đệm lót dưới chuồng dày khoảng 10-15cm .
Nhờ xử lý tốt được vấn đề chất thải nên tạo ra môi trường tốt cho đàn thỏ phát triển và giúp gia đình anh Bắc có nguồn thu nhập lên đến hơn 15 triệu/tháng.
Lớp giá thể này là nơi trú ngụ của giun quế, khi đã rải lớp giá thể xuống dưới đáy chuồng nuôi thì tiến hành thả giun. Cứ mỗi 1m2 giá thể thả khoảng 0,5 đến 1kg giunvà bên trên nuôi khoảng từ 4-6 con thỏ là đủ lượng thức ăn cho giun phát triển. Sau khi thả nuôi giun cần thường xuyên phun nước để tạo độ ẩm, dùng cào đảo nhẹ đất tạo độ thoáng và tơi xốp cho giun phát triển.
Mô hình lạ mà hay-nuôi thỏ kết hợp với nuôi giun quế của anh Lê Văn Bắc đang chứng tỏ được những hiệu quả mà nó mang lại và cũng là hướng đi mới cho nhiều hộ chăn nuôi thỏ quy mô nhỏ khác. Việc nuôi giun quế ngay dưới chuồng thỏ sẽ giúp người chăn nuôi thỏ giải quyết tốt được vấn đề ôi nhiễm môi trường xung quanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2