Thanh nhiệt, giải độc với bài thuốc dân gian từ sứa
Không phân biệt nam nữ, cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu lạ ngầm cảnh báo thận đang bắt đầu lão hóa / 8 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể khi mang thai không ai nói với bạn
Loài sứa được Đông y dùng làm thuốc gọi là hải triết, còn có tên là thạch kính, thủy mẫu, chạp, xú bồ ngư, hải xá, thủy mẫu tiên. Có hai vị thuốc từ sứa là hải triết và hải triết bì. Chúng có nhiều tính năng tương đồng, nhưng mỗi thứ lại có một số tác dụng đặc thù, do đó người xưa mới phân chúng thành 2 vị thuốc riêng biệt, với các công dụng nổi trội như thanh nhiệt, bụng đầy trướng ở trẻ nhỏ…
Hải triết
Đây là bộ phận vòi miệng (khẩu uyển bộ) của con sứa. Theo Đông y, hải triết có vị mặn, tính ấm; đi vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, hành ứ hóa tích, sát khuẩn, chỉ thống, khai vị, nhuận tràng... chủ trị đàm thấu (ho nhiều đờm), háo suyễn (hen suyễn), bĩ tích trướng mạn (tích tụ trướng đầy), đại tiện táo kết; cước thũng (chân phù nề)...
Hải triết bì
Hải triết bì là phần thân bán cầu (tản bộ) phía trên thân con sứa. Còn gọi là bạch bì tử, bạch bì chỉ, thu phong tử, sá bì; la bì... Theo Đông y, hải triết bì có vị hàm sáp (mặn chát), tính ôn (tính ấm); đi vào kinh can. Có tác dụng hóa đàm, tiêu tích, trừ phong, trừ thấp. Chủ trị bĩ khối (khối u, hòn cục), đầu phong, khí hư bạch đới, đau xương bánh chè do phong thấp…
Một số bài thuốc có sử dụng con sứa
Dùng hải triết 30g, mã thầy 4 củ, nấu canh ăn. Dùng chữa người âm tinh hao tổn, hư hỏa bốc lên gây đàm nhiệt, đại tiện táo bón; Có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ - (theo sách Cổ phương tuyển chú: Tuyết canh thang).
Dùng hải triết bì đắp lên hai huyệt thái dương - (theo Cương mục thập di). “Đầu phong” chỉ chứng bệnh đau đầu kinh niên, lúc phát lúc không, có chuyện xúc động là đau kịch liệt, da đầu tê dại, lan tới chân lông mày, mắt tối sầm, đầu không cất lên được. Nguyên nhân do phong hàn hoặc đờm tích hóa hỏa uất kết ở kinh lạc, khiến khí huyết ứ trệ gây nên.
Các bài thuốc hay với sứa có thể áp dụng với cả người lớn và trẻ nhỏ
Tuy vậy, nếu không được chế biến đúng cách, sứa sẽ gây độc cho người sử dụng, bởi sứa khi còn sống chứa nhiều độc tố gây ngộ độc. Độc tố của sứa biển thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst.
Để đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa hè do sứa biển, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi (chưa được chế biến) làm thức ăn, làm gỏi ăn sống. Chỉ sử dụng sứa biển đã qua 3 lần ngâm trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem làm các món ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày?
Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu này, rất có thể nó đang bị chiếm quyền kiểm soát
Mẹo học tiếng anh hiệu quả: Học đúng cách để giỏi nhanh hơn
Quạt làm mát như thế nào? Bật mí cơ chế tạo gió đơn giản mà hiệu quả
Ớt: Gia vị cay nồng hay 'siêu thực phẩm' có lợi cho sức khỏe?
Cà chua – 'Trái vàng' trong thế giới ẩm thực và dinh dưỡng