Thanh xuân này nhất định phải đặt chân đến "tứ đại đỉnh đèo" huyền thoại này một lần
Du lịch Quảng Bình: Đón đoàn tàu 500 khách của CLB Lữ hành Unesco Hà Nội đến Đồng Hới sáng 30/4 / Chồng hứng lên mời bố mẹ vợ đi du lịch, đến ngày sắp đi lại "vỡ lở" sự thật khiến cả nhà choáng váng
Đèo Mã Pì Lèng
Nhắc đến "tứ đại đỉnh đèo" thì không thể không nhắc đến đèo Mã Pì Lèng, Hà Giang.Mã Pì Lèng thuộc tỉnh Hà Giang dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pì Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc cao nguyên Đồng Văn.
Mã Pì Lèng được dịch theo nghĩa đen chỉ sống mũi con ngựa còn theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự nguy hiểm của đỉnh núi, nơi những con ngựa leo lên dốc cao đến mức phải tắt thở.Mã Pì Lèng từ lâu đã được mọi người xem là một trong những cung đường đèo hiểm trở và đẹp bậc nhất vùng núi phía Bắc.
Lên đỉnh Mã Pì Lèng bạn có thể phóng tầm mắt ngắm trọn dòng sông Nho Quế xanh ngát xanh bên dưới. Nếu có dịp đến với Hà Giang thì bạn nhất định phải khám phá đỉnh đèo Mã Pì Lèng huyền thoại này.
Đèo Ô Quy Hồ
Đèo Ô Quy Hồ còn được gọi là đèo Ô Quý Hồ. Đây là con đèo nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
Đây được coi là một trong những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Thậm chí, nó còn được mệnh danh là "vua đèo vùng Tây Bắc".
Dù địa hình hiểm trở nhưng vẻ đẹp của Ô Quy Hồ khiến bao người phải "đứng ngồi không yên" và phải tận mắt đến chiêm ngưỡng.
Nằm ở độ cao gần 2000m giữa mây núi ngút ngàn, đèo Ô Quy Hồ còn được mọi người ưu ái gọi bằng cái tên Cổng Trời hùng vĩ. Chỉ nghe cái tên thôi, người ta đã thấy được sự hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Vậy, bạn còn chần chừ gì nữa mà tháng 10 này không đến Lào Cai để chinh phục con đèo huyền thoại này.
Đèo Pha Đin
Đèo Pha Đin là nơi nối liền biên giới hai tỉnh Sơn La và Điện Biên. Với độ dài 32km, nằm trên quốc lộ 6, một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La và một phần thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Đây cũng là một trong những con đèo vô cùng hiểm trở và chênh vênh, một bên là vách núi và một bên là vực sâu hun hút.
Điểm cao nhất của đèo Pha Đin là 1.648 mét so với mực nước biển. Tại điểm này có một tháp truyền hình khối lượng khoảng 70 tấn, chịu sức gió 200km/h.
Đèo Khau Phạ, Yên Bái
Con đèo thứ tư trong "tứ đại đỉnh đèo" là đèo Khau Phạ. Đèo Khau Phạ nằm giáp giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái.Theo tiếng Thái, đèo Khau Phạ có nghĩa là “Sừng Trời” để ám chỉ những đỉnh núi cao chọc trời.
Con đèo này từ lâu đã được biết đến với những con đường đèo quanh co và dốc thẳng đứng bậc nhất Việt Nam. Đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ,...
Đèo Khau Phạ còn là một trong những địa điểm check-in tuyệt đẹp với những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng óng.Khung cảnh nhìn từ đèo Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa chín, tầm tháng 9 tháng 10.
Khỏe và đẹp
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Đừng cho 6 thứ này vào máy giặt, sẽ không sạch và có thể làm hỏng máy
Hóa ra côn trùng bay nhỏ sợ nhất loại nước này! Đặt một cái bát ở nhà và tiêu diệt hết ngay lập tức
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'
Người phụ nữ lấy chồng kém 37 tuổi tuyên bố: ‘Anh ấy hạnh phúc và sẽ không bao giờ phản bội tôi’
Kịch tính lễ đính hôn: Vì chiếc váy cưới trong mơ, bố mẹ chồng tương lai bỏ về giữa chừng