Đời sống

Thấy 4 điểm này càng 'đen': Hãy thận trọng ung thư gan đang “tấn công” cơ thể bạn

Ngoài vàng da, khi bệnh gan xuất hiện cũng có thể làm cho một số bộ phận cơ thể chuyển sang màu đen, sẫm màu hơn bình thường, đặc biệt là 4 bộ phận sau đây.

Đón ung thư vào người chỉ vì "lỡ" ăn loại thực phẩm này khi chưa nấu chín kĩ / Không muốn rước bệnh vào thân, đừng bao giờ để chuối trong tủ lạnh

Vành mắt sẽ có quầng thâm đen

Sự rối loạn chuyển hóa của melanin do bệnh gan gây ra sẽ dễ dẫn đến hình thành các quầng thâm xung quanh mắt. Không những thế, bệnh gan cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động bình thường của hệ thống nội tiết, dẫn đến các vấn đề về da như mụn và nám.

Vạch đen xuất hiện trên móng tay

Sự xuất hiện của móng đôi khi đại diện cho sức khỏe của gan. Gan càng khỏe mạnh, móng tay sẽ càng đầy đặn và mịn màng. Ngược lại, nếu móng tay đột nhiên bị thâm hoặc xuất hiện vạch đen mà không rõ lý do cũng có thể là do chức năng gan bắt đầu suy giảm.

Các tĩnh mạch vùng bụng sẽ nổi màu xanh đen, sưng lên

Trong những trường hợp bình thường, tĩnh mạch vùng bụng sẽ không nổi rõ ra bên ngoài, hầu như không nhìn rõ.

bo phan chuyen mau den canh bao benh gan1-phunutoday

Ảnh minh họa

Nhưng khi cơ thể xuất hiện bệnh gan, tĩnh mạch vùng bụng vận chuyển máu có thể bị chặn, từ đó dẫn đến triệu chứng giãn tĩnh mạch, có thể nhìn thấy tĩnh mạch màu xanh đen nổi lên trên da bụng. Đặc biệt là ở những bệnh nhân bị xơ gan, cổ trướng thì dấu hiệu này sẽ rất rõ ràng.

Da sạm đen trong thời gian ngắn

Màu sắc của khuôn mặt dễ thể hiện sức khỏe của các cơ quan cơ thể. Nếu bạn mắc một số bệnh về gan, nó sẽ dễ dẫn đến giảm khả năng bất hoạt của estrogen, gây ra sự chuyển hóa sắc tố bất thường, và làn da sẽ sạm đi trong thời gian ngắn.

Làm gì để bảo bệ gan?

Chúng ta nên làm gì để bảo vệ gan?

 

- Không thức khuya, ngủ đủ giấc: Công việc bận rộn khiến mọi người thức khuya dậy sớm, đây là một trong những nguyên nhân làm gan bị tổn thương nghiêm trọng. Tốt nhất, bạn nên ngủ trước 11 giờ mỗi đêm và thời gian ngủ hàng ngày không nên ít hơn 7 tiếng.

- Không lạm dụng rượu: khi uống rượu, chất cồn được hấp thu nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Toàn bộ lượng máu ở đường tiêu hóa đều phải đi qua gan trước khi về tim. Vì vậy, gan là nơi tập trung nồng độ cồn cao nhất. Song khả năng của gan chỉ có hạn, nó chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định mỗi giờ. Nếu bạn uống quá mức, nồng độ cồn sẽ tăng dần trong máu, dẫn đến gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.

- Khám và tiêm phòng định kỳ: Virus viêm gan có thể được chia thành nhiều loại, chẳng hạn như A, B, C và các loại khác. Để phòng ngừa và điều trị, phương pháp hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin, và sau đó nên theo dõi mức độ kháng thể định kỳ.

Ngoài ra, hãy chú ý đến chế độ ăn uống, ăn ít chất béo, tránh béo phì và gan nhiễm mỡ; phát triển lối sống lành mạnh bỏ thuốc lá và hạn chế rượu, phục hồi sức khỏe gan.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm