Đời sống

Thấy răng con bị lung lay: Nên chờ tự rụng hay đến nha sĩ?

Khi thấy răng con bị lung lay, nhiều phụ huynh phân vân không biết nên tự nhổ hay đưa con đến nha sĩ.

Mẹo chế biến măng khô đơn giản, mềm ngon đậm đà / Canh khoai tây hầm xương Hàn Quốc thơm ngon nhờ cách nấu này

Răng sữa có cơ chế tự rụng, không cần tác động lực từ bên ngoài. Đến một thời điểm nhất định, răng sữa sẽ rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Khi thấy răng sữa của con bị lung lay, nhiều phụ huynh dùng tay hoặc dùng chỉ để nhổ răng cho trẻ tại nhà.

Dựa vàotình trạng răng miệng thực tế của con, phụ huynh có thể quyết định tự nhổ răng cho bé tại nhà hoặc đến gặp nha sĩ. Tuy nhiên, trẻ nhổ răng tại nhà tiềm ẩn một số nguy cơ như không nhổ hết toàn bổ răng, chảy máu tại vùng nhổ răng kéo dài, nhiễm trùng do không sát khuẩn tay và dụng cụ khi nhổ răng, trẻ vô tình nuốt phải răng vừa nhổ...

nho-rang-sua-tai-nha-hay-den-nha-si-01
Ảnh minh họa.

Ngoài ra, những trẻ có bệnh toàn thân như đái tháo đường loại 1 nếu tự ý nhổ răng tại nhà có thể gặp nguy hiểm như không kiểm soát được khả năng cầm máu sau khi nhổ răng, nhiễm trùng. Trẻ bị các bệnh tim mạch, bệnh máu, bệnh gan thận, thấp khớp, bệnh truyền nhiễm... thì việc nhổ răng cần có sự tư vấn của bác sĩ và phải tuân thủ phác đồ kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.

Trẻ đang sốt cao, đang viêm lợi cấp... không được nhổ răng cho đến khi hết các triệu chứng nói trên.

Khi thay răng sữa là lúc răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, nếu trẻ đưa được tới phòng khám nha khoa, bác sĩ có thể vừa thực hiện thủ thuật lấy răng sữa vừa kiểm tra xem răng vĩnh viễn có mộc đúng chỗ, đúng trình tự, răng mới mọc có bất thường hay không...

Tự nhổ răng sữa cho con tại nhà, cha mẹ có thể bỏ lỡ thời điểm vàng để nắn chỉnh, sữa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn giai đoạn sớm.

Để con có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh, cha mẹ cần theo dõi quá trình mọc răng, thay răng và sự phát triển xương hàm của trẻ. Việc khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần sẽ giúp nha sĩ và gia đình kiểm soát được những dấu hiệu bất thường ở răng, hạn chế những rối loạn thay mọc răng ở trẻ nhỏ cho đến khi trưởng thành.

 

Thứ tự thay răng sữa độ tuổi bé thay răng

Răng cửa giữa 5 - 7 tuổi.

Răng cửa bên 7 - 8 tuổi.

Răng hàm sữa thứ nhất 9 - 10 tuổi.

Răng nanh sữa 10 - 11 tuổi.

 

Răng hàm sữa thứ hai 11 - 12 tuổi.

Thời gian thay răng sữa và mọc răng mới có thể sớm hoặc chậm hơn 6-12 tháng so với mốc thời gian trên.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm