Thấy tôi mua cái áo mới, chồng tức tối gọi điện cho mẹ vợ rồi tuyên bố một câu khiến tôi choáng váng và chết lặng
Nắng nóng, nấu canh ngao đơn giản kiểu này vừa ngon mát lại lạ miệng, dễ ăn / Tôm xào xong đem trộn với xoài kiểu này được món tươi ngon thanh mát ngày hè
Chị Hướng Dương thân mến,
Em đang rất buồn chán. Cuộc sống của em sau khi lấy chồng cứ như bị giam lỏng và mất hoàn toàn tự do. Em không được cầm tiền dù em cũng đi làm, cũng có lương. Người giữ tiền trong nhà là chồng em. Anh giữ thẻ ATM nhận lương của em nên mỗi ngày em đều phải ngửa tay xin tiền chồng. Không những thế, có khi giận nhau, anh còn vô tình (hay cố ý) quên đưa tiền khiến em phải nhịn đói bữa sáng, đi làm mà trong người không có một đồng.
Mỗi lần về nhà bố mẹ vợ chơi, chồng cũng rất tính toán. Anh ấy không bao giờ chủ động mua cho nhà vợ một thứ gì, kể cả một bữa ăn. Nếu có mua đồ nấu ăn thì anh sẽ bảo mọi người chia tiền sòng phẳng tính trên đầu người, không trừ cả bố mẹ vợ. Anh chị em của em vì thế nên không ưa anh, rất ít khi gọi anh về nhà chơi.
Hai hôm trước, em về nhà đẻ chơi. Mẹ em thấy em có mỗi 1 cái áo khoác mà cứ mặc hoài nên dẫn em đi mua cái áo mới. Không ngờ khi về nhà, vừa thấy vợ có áo mới, chồng em đã tức tối gọi điện ngay cho mẹ vợ. Rồi anh hỏi mẹ em rằng tiền đâu mà em có để mua được cái áo mới? Khi mẹ bảo do mẹ mua cho thì anh lại trách mẹ chiều hư con gái, nếu em thiếu thứ gì có thể nói, anh sẽ chủ động mua chứ không cần phải về ngoại xin như thế. Em nghe mà choáng váng, chết lặng.
Mẹ em giận lắm nên gọi điện bắt em về lại nhà ngoại, không cho ở nhà nữa. Nhưng em đang có bầu 5 tháng, em làm sao có thể bỏ chồng được đây? Hai ngày nay, gia đình em rất căng thẳng, ngột ngạt. Em mệt mỏi quá chị ơi. Em phải làm gì mới đúng đây?
Chào em gái,
Đọc thư em, Hướng Dương rất xót xa. Chồng em đã cư xử quá ích kỉ, hồ đồ nên làm tổn thương vợ lẫn gia đình vợ. Qua những gì em kể, Hướng Dương còn cảm thấy với anh ấy, tiền mới là quan trọng nhất, còn tình nghĩa chẳng sánh bằng giá trị những đồng tiền ấy.
Nhưng Hướng Dương không hiểu vì sao em lại để tình trạng chồng quản lí tiền bạc diễn ra lâu như vậy? Trước khi kết hôn, không lẽ em và chồng không bàn bạc chuyện ai quản lí tài chính sao? Trong gia đình, người vợ nên là tay hòm chìa khóa, vun vén mái ấm, chắt chiu tiết kiệm từ những khoản nhỏ nhất. Đó cũng là sự tôn trọng, tin tưởng mà một người chồng nên dành cho vợ mình.
Có lẽ chồng em không tin tưởng vợ nên mới chủ động nắm giữ tiền bạc, hạch hỏi từng chi tiết nhỏ với vợ. Em nên thẳng thắn trao đổi, tâm sự với anh ấy về những băn khoăn, trăn trở, những ấm ức, thiệt thòi mà mình phải chịu khi anh ấy quản lí tiền bạc. Em cũng đi làm, cũng chủ động kinh tế thì em không phải sợ điều gì cả.
Không những thế, em có thể nhờ gia đình chồng, bạn bè thân thiết của cả hai đứng ra lên tiếng bênh vực mình. Một khi em đã thẳng thắn, cương quyết dành lại vị trí của mình trong gia đình mà không có kết quả, Hướng Dương khuyên em nên về nhà mẹ đẻ một thời gian. Đó là sẽ khoảng không gian - thời gian riêng để cả hai suy nghĩ thấu đáo và tìm cách tháo gỡ vấn đề một cách tốt nhất. Em đang có bầu, không nên u uất, buồn khổ vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều. Hơn nữa, em cần tiền để bồi bổ, để mua đồ sơ sinh và nhiều khoản cần phải chi khác. Sau này có con rồi, em càng phải là người nắm vững tiền bạc thì mới chủ động chi tiêu, mua sắm những thứ cần thiết cho con và cho gia đình.
Điều hiện tại em cần làm là giữ tinh thần tốt, giữ sức khỏe ổn định để còn chăm sóc em bé trong bụng và dành dụm tiền cho việc sinh đẻ sau này.
Thân chúc em mạnh khỏe, an yên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?