Thích ăn lòng nhưng ngại tanh hôi, đầu bếp mách mẹo này chẳng phải lo
Một số mẹo chăm sóc và chọn mỹ phẩm cho làn da thiếu dầu và thiếu ẩm / 7 mẹo trang điểm giúp luôn xinh đẹp, rạng rỡ suốt cả ngày
Thông thường, người ta thường sử dụng muối và giấm để khử mùi tanh hôi của lòng. Tuy nhiên, đàu bếp chỉ ra rằng, có một nguyên liệu khác cần phải có để làm sạchlòng già.
Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nhé!
- Trước tiên, khi rửa lòng già nên sử dụng một ít bột mì và muối để chà xát. Lưu ý, khi bóp chà xát không nên quá mạnh tay khiến lòng bị bục vỡ.
- Tiếp theo, lộn mặt bên trong của lòng già ra. Bởi lòng già vốn chứachất cặn bẩn, chất thải của lợn vì thế cần phải làm kỹ nếu không thì không an toàn khi ăn cũngnhư mùi hôi khó chịu. Làm sạch bên trong lòng già không dễ như mặt ngoài. Muối có tác dụng khử trùng còn bột mì có thể thấm hút chất béo và bẩn. Do đó, khi sơ chế lòng già, cần sử dụng"cặp đôi" này nhé.
Lưu ý, chà xát mặt ngoài của lòng già khoảng 2-3 phút thì lộn mặt trong chàxát cũng 2-3 phút. Không nên chà xát quá lâu làm bục lòng và muối làm mất nước của lòng,khiến lòng đã dai lại càng dai.
- Cuối cùng rửa lại lòng với nước nhiều lần rồi xả lại dưới vòi nước nhiều lần. Nhào cho thật sạchlòng già, sau đó cũng rửa sạch bên trong như vậy mới an toàn. Đến bước này, nhiều người sẽcảm thấy đã hoàn tất việc rửa sạch lòng, thế nhưng theo đầy bếp, điều này là sai lầm bởi vì mùihôi của ruột già vẫn chưa được loại bỏ nên bước sau này rất quan trọng.
Sau khi rửa sạch lòng, cho vào nồi, thêm nước, rắc vào lòng một thìa muối, 1 thìa rượu trắng,cho lên bếp đun cho đến khi lòng trắng và cứng lại thì thêm chút dầu hào. Thời gian chần này chỉ diễn ra trong vòng vài phút, chần lâu quá khiến lòng bị dai. Giờ lòng đã sạch hoàn toàn, bạn có thể thái ra để chế biến thành những món ăn theo sở thích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo