Đời sống

Thiếu ngủ làm tăng suy nghĩ tiêu cực và lo lắng

Theo một nghiên cứu mới của Đại học Binghamton, việc thiếu ngủ và thường xuyên thức khuya sẽ dẫn đến tình trạng lo lắng dai dẳng và suy nghĩ tiêu cực.

Thiếu ngủ thời gian dài sẽ dẫn đến nguy cơ béo phì / Top 10 tác hại khủng khiếp của việc thiếu ngủ

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 100 sinh viên để hoàn thành bảng câu hỏi và hai nhiệm vụ trên máy tính, từ đó đánh giá mức độ lặp đi lặp lại của những suy nghĩ tiêu cực bằng cách đánh giá các đối tượng lo lắng hay ám ảnh về một điều gì đó như thế nào. Các đối tượng này cũng trả lời câu hỏi về thói quen ngủ và lịch trình của mình.

thiếu ngủ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực

Việc thiếu ngủ lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng lo lắng dai dẳng và suy nghĩ tiêu cực. Ảnh minh họa

Qua đó có thể thấy được, những người có thói quen “sống đêm” (ngủ ít hơn) thường có suy nghĩ tiêu cực hơn so với những người “sống ngày”(ngủ nhiều hơn). Dù vậy các dữ liệu chỉ cho thấy một mối quan hệ tương quan chứ không bao hàm nhân quả. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng việc lo lắng sẽ dẫn đến gây gián đoạn giấc ngủ, chứ không phải ngủ muộn sẽ gây ra nhiều lo lắng hơn.

thiếu ngủ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực

Thiếu ngủ còn có quan hệ mật thiết với chứng trầm cảm và bệnh tâm thần. Ảnh minh họa

Các dữ liệu mới đã hỗ trợ các nghiên cứu trước đây, liên kết việc lặp đi lặp lại suy nghĩ tiêu cực với vấn đề về giấc ngủ, nhưng đây là lần đầu tiên cho thấy mối liên hệ giữa mức độ lặp lại của suy nghĩ tiêu cực và lịch ngủ.Tuy nhiên, một nghiên cứu mới công bố trên Journal of Occupational Psychology (tạp chí Tâm lý học Nghề nghiệp) năm 2013 đã tìm thấy mối tương quan giữa việc ngủ muộn và các triệu chứng trầm cảm. Việc lặp đi lặp lại những suy nghĩ tiêu cực này còn thường đi cùng với chứng trầm cảm, lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Một trong những tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Meredith Coles cho biết:” Nếu tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu mối quan hệ giữa thời gian ngủ và suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại có thể mở một hướng mới cho việc điều trị các bệnh nhân bị rối loạn nội hóa. Ngoài ra việc nghiên cứu mối tương quan giữa việc giảm thời gian ngủ và bệnh tâm thần đã chứng minh rằng việc tập trung vào giấc ngủ trong phòng khám cũng giúp giảm các triệu chứng của bệnh tâm thần.”

Những phát hiện này đã từng được công bố trên tạp chí Cognitive Therapy and Research (Nghiên cứu và Nhận thức trị liệu).

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm