Thịt gà có thể bảo quản trong tủ lạnh bao lâu? Dấu hiệu thịt gà 'có vấn đề', thà nhịn đói chứ đừng ăn
Không cần tốn tiền gọi thợ, chỉ với 3 nguyên liệu rẻ tiền trong nhà bếp lồng máy giặt sạch bong cực đơn giản / Các cụ dặn: Để 5 cây trong nhà, chủ nhà mạt kiếp nghèo hèn, không muốn rước vận xui thì nên loại bỏ
Thịt gà được coi là loại thịt chủ yếu trong chế độ ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, theo Healthline, nguồn protein lành mạnh và thơm ngon này có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Đó là lý do tại sao việc chuẩn bị, bảo quản và nấu thịt gà đúng cách rất quan trọng. Nếu không, nó có thể trở thành nguồn gây bệnh.
Bảo quản thịt gà trong tủ lạnh rất tiện lợi. Nhưng nhiều người băn khoăn có thể bảo quản thịt gà trong tủ lạnh bao lâu thì đảm bảo an toàn sức khỏe?
Thịt gà để trong tủ lạnh được bao lâu?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), thịt gà sống có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh của bạn khoảng 1–2 ngày. Điều này cũng áp dụng cho các loại thịt gia cầm khác. Trong khi đó, gà đã nấu chín có thể để được trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 3–4 ngày.
Bảo quản thịt gà trong tủ lạnh giúp làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Bởi lẽ, vi khuẩn có xu hướng phát triển chậm hơn ở nhiệt độ dưới 4 độ C. Ngoài ra, thịt gà sống tốt nhất nên được bảo quản trong hộp kín để ngăn nước thịt tiết ra, làm nhiễm bẩn các thực phẩm khác.
Nếu bạn muốn kéo dài thêm thời gian bảo quản thịt gà, tốt nhất nên trữ trong tủ đông. Thịt gà sống có thể được bảo quản trong tủ đông tới 9 tháng. Trong khi đó, gà nguyên con có thể được làm đông lạnh tới 1 năm. Thịt gà đã nấu chín có thể bảo quản trong tủ đông từ 2–6 tháng.
Cách nhận biết thịt gà đã bị hỏng, cần vứt bỏ gấp
Nếu bạn để thịt gà trong tủ lạnh quá lâu hoặc sai cách, rất có thể nó đã bị hỏng. Đặc biệt là khi có các dấu hiệu sau:
- Thịt thay đổi màu sắc: Thịt gà sống và nấu chín bắt đầu chuyển sang màu xanh xám là đã bị hỏng. Các đốm mốc từ xám đến xanh lục cho thấy sự phát triển của vi khuẩn.
- Thịt có mùi: Cả thịt gà sống và nấu chín đều phát ra mùi giống như mùi amoniac khi nó bị hỏng. Tuy nhiên, mùi này có thể khó nhận thấy nếu gà đã được ướp với nước sốt, thảo mộc hoặc gia vị.
- Kết cấu thịt lỏng lẻo: Thịt gà có kết cấu nhầy nhụa đã bị hỏng. Việc rửa lớp nhầy này không giúp tiêu diệt được vi khuẩn. Thay vào đó, làm như vậy có thể làm lây lan vi khuẩn từ gia cầm sang các loại thực phẩm, dụng cụ và bề mặt khác, gây nhiễm chéo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc
3 điều kiêng kị trên bàn thờ ngày Tết rất dễ phạm phải, gia đình nào cũng cần lưu ý
Ba con giáp sinh ra đã là người cao thượng, cuộc sống viên mãn, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc rủng rỉnh