Đời sống

Thời điểm cần uống nước ấm để phòng ngừa bệnh tật

Uống nước tưởng dễ nhưng lại không dễ chút nào. Bác sĩ khuyên uống nước ấm và cách uống nước đúng như sau để góp phần phòng ngừa được bệnh tật cho cơ thể.

8 kiểu ăn uống cha mẹ tưởng tốt cho con nhưng hóa ra đang "rước bệnh" từng ngày / Uống bột sắn dây giải nhiệt: BS nói cực tốt nhưng có 3 nhóm người nên tránh xa

Uống nước ấm đúng cách

Ai cũng phải uống nướ và đang thời điểm dịch bệnh nên các bác sĩ đều khuyên mọi người cầnuống nước ấm.

Hàng ngày sau khi đánh răng xong cầnsúc họng nước muối kỹ, sau đó vào lấy ly nước ấm uống để phòng trừ dịch bệnh. Nhưng không phải uống một lèo hết cốc, mà phải uống đúng cách như sau:

Thời điểm cần uống nước ấm để phòng ngừa bệnh tật - Ảnh 1.

Hàng ngày cần uống nước ấm để phòng chống dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa.

Theo "Hướng dẫn dinh dưỡng hỗ trợ dự phòng và điều trị viêm phổi cấp do Virus Corona (COVID-19)” của các bác sĩ Khoa Dinh dưỡng Tiết Chế - Bệnh viện Phổi T.Ư, cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 - 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp. Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực.

Thời điểm cần uống nước ấm để phòng ngừa bệnh tật - Ảnh 2.

Tùy nhóm tuổi và cân nặng mà có nhu cầu nước/dịch (ml/kg cân nặng) như sau:

Trẻ em 1-10kg 100ml/kg cân nặng/ngày.

Trẻ em 11-20kg 1.000ml + 50ml/kg cho mỗi 10kg cân nặng tăng thêm.

Trẻ em >21kg 1.500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cânnặng tăng thêm.

 

Vị thành niên (10-18tuổi) 40ml/kg cân nặng/ngày.

Người trưởng thành 35ml/kg cân nặng/ngày.

Ví dụ: một người 40 tuổi có cân nặng 55kg, nhu cầu nước mỗi ngày là 55kg x 35ml = 1.925ml ml/ngày (tương đương 8-10 cốc nước/ngày).

Thời điểm cần uống nước ấm để phòng ngừa bệnh tật - Ảnh 3.

Lúc này các gia đình nên làm nước chanh, sả, gừng, mật ong uống. Ảnh minh họa.

Nên dùng nước gừng, chanh, sả, mật ong

 

Các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương cũng hướng dẫn rõ cách làm, bảo quản và uống nước gừng, chanh, sả, mật ong đúng cách. Theo đó nước gừng, chanh, sả, mật ong có công dụng:

- Giúp làm sạch đường hô hấp trên,

- Phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp và vi rút

Cách làm như sau

Chuẩn bị nguyên liệu:

 

- Chanh ta: 5 quả. Rửa sạch, lột lấy vỏ.

- Sả: 15 củ. Rửa sạch, đập giập.

- Gừng tươi: 1 củ. Rửa sạch, để nguyên vỏ, thái lát mỏng.

- Mật ong: 2 thìa canh (20ml)

Cách làm:

 

- Đun sôi nước, cho sả đập giập vào đảo đều, cho vỏ chanh và gừng tươi thái lát vào, đảo đều.

Đun lửa liu riu khoảng 2-3 phút, tắt lửa, đậy vung lại và để nguội tự.

- Nước chanh, gừng tươi, sả nguội bớt thì đổ ra lọ to, hoặc bình thủy tinh, cho thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều.

Cách dùng:

- Nước chanh, gừng tươi, sả, mật ong cần uống ấm. Vì vậy lấy trong tủ lạnh ra dùng cần pha với nước nóng rồi hãy uống.

 

- Nên uống vào lúc sáng ngủ dậy, giữa ngày, và trước khi đi ngủ. Mỗi lần dùng 1 ly 100ml.

Thời điểm cần uống nước ấm để phòng ngừa bệnh tật - Ảnh 4.

Các gia đình nên làm nước chanh sả gừng mật ong uống. Ảnh minh họa.

Nên uống nước khi ngồi và tránh 4 loại nước sau

Theo bác sĩ Đông y Lê Anh Quốc (Phòng khám Viên Minh Đường), khi uống nước không nên đứng, vì nước uống dễ dàng xuống thẳng ruột rồi thận tăng lọc và đào thải nước qua nước tiểu nhanh chóng, chứ không vào nuôi được cơ thể như mong muốn.

Uống nước khi ngồi thì dạ dày nằm ngang ra, thức ăn và nước sẽ qua dạ dày chậm hơn, thẩm thấu qua ruột non đi nuôi cơ thể.

 

Cách uống nước đúng là uống từng ngụm nhỏ, uống từ từ (mỗi lần 100 – 200ml) thì nước mới kịp làm loãng dịch vị và cơ thể hấp thụ nước dễ hơn. Uống nước dàn đều cả ngày và nhiều lần cả khi không khát, chứ không để khát mới uống.

Các bác sĩ cũng khuyên có 4 loại nước sáng sớm ngủ dậy không nên uống, đó là:

- Nước đun sôi để lâu (quá 24 giờ) vì đã có vi khuẩn và càng để lâu vi khuẩn càng tăng cao.

- Nước máy lọc để qua đêm - vì qua đêm các chất kim loại trong đường ống nước kết hợp với nước sẽ trở thành chất gây ô nhiễm, nhiều vi khuẩn.

- Nước muối mặn sẽ làm cho miệng bị khô, cơ thể mất nước hơn, có hại cho người bị huyết áp cao.

 

- Nước đóng chai, nước tinh khiết, nước khoáng sau khi mở 3 ngày cũng không nên uống.

- Nước trái cây uống buổi sáng có thể làm giảm hàm lượng canxi trong máu, lâu dài dẫn đến thiếu hụt canxi.

- Đồ uống có ga, nước ngọt, trà, cà phê… sẽ cản trở quá trình hấp thụ và tiêu hóa của dạ dày, ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bạn không nên uống 4 loại nước trên ngay sau khi thức dậy, mà hãy uống 1 ly nước đun sôi dưới 24 giờ.

Lưu ý về uống nước trong dự phòng dịch COVID-19:
• Không được để miệng và cổ khô.
• Uống nước ấm cần uống từng ngụm nhỏ, uống chậm, uống nhiều lần trong ngày, uống ngay cả khi không khát.
• Cần uống nước sạch, đã đun sôi, uống khi nước ấm.
• Không uống nước đun đi đun lại nhiều lần.
• Không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc.
• Hạn chế bia, rượu, café vì có tác dụng lợi tiểu làm tăng tốc độ mất nước qua thận.
Nguồn: "Hướng dẫn dinh dưỡng hỗ trợ dự phòng và điều trị viêm phổi cấp do Virus Corona (CoviD-19) - Bệnh viện Phổi T.Ư
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm