Đời sống

Thời điểm nguy hiểm nhất trong ngày bạn không nên đi ngủ vì có thể khiến toàn bộ cơ thể chịu tổn thương

Dù ngủ là khoảng thời gian cần thiết để mọi tế bào được tái tạo, cơ thể được phục hồi nhưng trong ngày có một thời điểm tuyệt đối không nên ngủ đó là: Khi bụng đang no.

Những bí quyết giúp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp tốt / Thói quen nấu nướng gây hại sức khỏe nhiều bà nội trợ mắc phải

Giấc ngủ được ví như "nguồn gốc của sự sống". Cơ thể chúng ta không thể tỉnh táo và khỏe mạnh nếu như giấc ngủ không diễn ra. Ngủ đủ giấc giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn, xóa tan mọi căng thẳng và mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt.

Ngoài ra trong khi ngủ, trái tim được giảm cường độ hoạt động, nhịp độ của hệ tuần hoàn ổn định hơn… Chính vì vậy, các nhà khoa học khuyên mỗi người hãy cố gắng để có giấc ngủ sâu, đầy đủ và nên nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.

photo-1612445281804-16124452820531031083768.jpeg

Ngủ đủ giấc giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn, xóa tan mọi căng thẳng và mệt mỏi...

Dù ngủ là khoảng thời gian cần thiết để mọi tế bào được tái tạo, cơ thể được phục hồi nhưng trong ngày có một thời điểm tuyệt đối không nên ngủ đó là: Khi bụng đang no,

Đi ngủ khi bụng đang no, cơ thể sẽ đối mặt với những hậu quả gì?

Theobác sĩ dinh dưỡng Rupali Datta, trả lời trên tờ Food.NDTV: Cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng nếu bạn đi ngủ khi đang no đó là dạ dày. Giấc ngủ khiến quá trình tiêu hóa bị cản trở, thức ăn khó đi qua thành ruột, nó khiến cho dạ dày phải làm việc nặng nề hơn, cuối cùng dẫn tới viêm loét, trào ngược dạ dày.

Không chỉ làm hại dạ dày, đi ngủ khi đang no bụng còn khiến vòng eo của bạn phát tướng, đồng thời tăng cân nhanh.

"Ăn càng sát giờ đi ngủ thì khả năng thực phẩm nằm lâu trong ruột càng cao. Nếu calo được tạo ra không được sử dụng, nó được lưu trữ dưới dạng chất béo và từ đó sẽ gây tích mỡ thừa nhanh", bác sĩ dinh dưỡng Rupali Datta cho hay.

tai-sao-sau-chia-tay-phu-nu-thuong-co-nguoi-moi-ngay-58cf81d6-1009.jpg

Đi ngủ khi no khiến dạ dày bị tổn thương, tăng tích mỡ bụng, làm gián đoạn giấc ngủ, gây ợ chua, tăng nguy cơ đột quỵ...

 

Ngoài ra, ngủ ngay sau ăn cũng làm tăng nguy cơ ợ chua và trào ngược axit. Các nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc trào ngược axit có thể gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, dẫn đến đột quỵ. Khó tiêu và ảnh hưởng của nó đến cholesterol trong máu và huyết áp của bạn cũng không phải là một điều tốt cho tim mạch.

Cuối cùng, ăn quá gần giờ đi ngủ cũng có thể khiến cho giấc ngủ của bạn bị xáo trộn. Đặc biệt, nếu bạn đã ăn một thứ gì đó có đường hay chứa caffeine, thì sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy bồn chồn, lo lắng và thao thức suốt đêm.

Bao lâu sau khi ăn thì bạn có thể đi ngủ?

Theo bác sĩ dinh dưỡng Macrobiotic và nhà thực hành Y tế Shilpa Arora: Thời điểm lý tưởng nhất đó là đi ngủ sau khi ăn 2 tiếng. Điều này giúp phòng ngừa các trường hợp khó tiêu, ợ chua hoặc các rối loạn giấc ngủ khác. Ngủ khi no có xu hướng làm chậm quá trình trao đổi chất, cũng có thể góp phần làm tăng cân và béo phì. Vì vậy ăn tối sớm lúc 6-7h tối là một lựa chọn hợp lý.

QUOTES TEXT GIỮA.jpg

Ngoài việc đi ngủ khi no thì ngủ khi say cũng nên thận trọng. Việc ngủ khi đang say chẳng những không khiến cơ thể thư giãn mà còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu oxy não và có nguy cơ đột tử khi ngủ do bị nghẹt chất nôn. Trong tình trạng say, tốt nhất nên ngủ nghiêng.

 

Ngoài ra, để có một giấc ngủ tốt cần chọn tư thế ngủ đúng và thoải mái nhất cho cơ thể. Tốt nhất là nên nằm ngửa và tránh nằm sấp. Tạo cho mình một không gian ngủ thích hợp, nhiệt độ phòng ngủ nên dao động từ 26 – 28 độ C để dễ vào giấc hơn. Không dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ. Nên đi vệ sinh trước khi ngủ để tránh tỉnh giấc giữa đêm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm