Đời sống

Thói quen chết người khi dùng lò vi sóng đang hại cả nhà nhưng rất nhiều người mắc

Thói quen chết người khi dùng lò vi sóng đang hại cả nhà nhưng rất nhiều người mắc cần bỏ cấp tốc.

Lý do anh chồng biết vợ ngoại tình nhưng quyết không ly hôn / Nguyên tắc kiêng kỵ khi ăn trứng bạn phải biết

Sử dụng lò vi sóng đơn giản và tiện dụng, nên bạn thường hay không chú ý tới vấn đề an toàn và vệ sinh thực phẩm khi dùng hộp đựng thực phẩm, không chú ý xem chúng có an toàn với lò vi sóng không.
Thường thì thủy tinh, sành sứ cao cấp sẽ là phương án tối ưu khi bạn muốn hâm nóng hoặc làm chín thức ăn. Bởi những chất liệu này chịu được nhiệt độ cao mà không gây hại và làm mất mùi vị của thực phẩm.
Ảnh minh họa.
Thói quen gây hại khi dùng lò vi sóng
Đậy kín hoàn toàn thức ăn khi nấu
Cũng giống như khi nấu các loại thức ăn có vỏ hoặc màng bọc, việc đậy kín nắp khi nấu thức ăn trong lò vi sóng rất dễ làm áp suất tăng khi nhiệt độ tăng và có thể gây hiện tượng phát nổ. Đậy thức ăn khi nấu là cần thiết, nhưng hãy nhớ không được đậy kín hoàn toàn, nên để hở một chút để thoát hơi.
Để lò vi sóng trên nóc tủ lạnh hoặc lò nướng
Để tiết kiệm diện tích, nhiều gia đình hay đặt lò vi sóng trên nóc tủ lạnh, lò nướng hoặc để gần bếp. Việc này có thể làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử. Thêm đó, khi lò vi sóng gây cháy nổ, việc để gần các thiết bị điện khác hoặc bếp ga cũng gây mất an toàn hơn và khó xử lý hơn khi tình trạng xấu xảy ra.
Vị trí đặt lò vi sóng an toàn là một nơi khô ráo, thoáng mát, nên đặt lò cách xa tường khoảng 10-15 cm, đặt lò ở độ cao cách mặt đất khoảng trên 80 cm.
Dùng để đun nước sôi

Sử dụng lò vi sóng để đun sôi nước hay các chất lỏng vẫn là thói quen của nhiều người sử dụng nhưng nó nguy hiểm hơn bạn nghĩ. Thói quen này dẫn đến nhiều trường hợp gây bỏng và nguy hiểm đã xảy ra trong thực tế. Khi đun sôi các chất lỏng, đặc biệt là nước bằng lò vi sóng rất hay xảy ra tình trạng sôi sau. Đây là trạng thái khi đun sôi quá độ, nước bắn ra ngoài khi người dùng lấy cốc chất lỏng ra từ lò.
Để an toàn hơn, người dùng nên đậy nắp hoặc cũng có thể sử dụng thêm một mẹo nhỏ là để thêm vào cốc nước muỗng hay que khuấy bằng gỗ, nhựa để có thể phân tán bớt nhiệt lượng.
Sơ chế thực phẩm trước khi cho vào lò
Nhiều người thường mắc sai lầm khi đem sơ chế thực phẩm trước khi cho vào lò vi sóng. Điều này có thể làm thực phẩm mau chín hơn, tuy nhiên sẽ tăng khả năng nhiễm khuẩn vào thức ăn. Bởi vì sau khi rã đông, tiếp xúc với nhiệt độ cao, vi khuẩn sẽ sinh sôi trở lại và thậm chí sau khi cho vào lò, vi khuẩn vẫn còn 'bám lại'.
Vì vậy, sau khi bỏ từ tủ lạnh ra, hãy rã đông thực phẩm bằng vòi nước lạnh rồi mới cho vào lò vi sóng.
Các nguyên tắc an toàn
- Đảm bảo rằng mọi dụng cụ đựng đồ ăn mà bạn cho vào lò vi sóng, dù làm bằng thuỷ tinh, sứ, hay nhựa đều thuộc diện "an toàn với lò vi sóng".
- Không sử dụng hộp đựng bằng kim loại, vì vi sóng có thể bật ra gây tia lửa và hoả hoạn.
- Không đun nước hoặc các chất lỏng khác quá thời gian quy định của nhà sản xuất hoặc theo công thức nấu ăn. Việc quá nhiệt có thể xảy ra khi nước trong cốc bị đun quá lâu. Khi đó, nước trông bình thường, nhưng khi đưa ra ngoài nó sẽ bắn lên khỏi cốc.
- Không đun nước hai lần - vì dễ làm tăng nguy cơ quá nhiệt. Nước có đường hoặc cà phê sẽ làm giảm nguy cơ này.
- Đừng bao giờ vận hành lò vi sóng khi cửa bị hỏng hoặc không đóng khít.
- Đừng vận hành lò khi nó đang rỗng. Việc này cũng có thể phát lửa và gây hoả hoạn.
- Tốt nhất nên đứng cách xa lò vi sóng khoảng 1 mét để đảm bảo an toàn khi lò đang hoạt động.
- Nhớ sử dụng nắp đậy bằng nhựa an toàn với lò vi sóng để đậy thức ăn khi nấu nếu trong công thức món ăn yêu cầu. Để hở một góc giúp hơi nước bay lên, không tích áp suất gây nguy hiểm.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm