Thói quen mặc đồ lót gây hại cho phái đẹp
Kiên trì 5 thói quen chăm sóc khi nghỉ dịch đảm bảo giúp tóc khỏe mạnh, giảm hư tổn hẳn đi / Đàn ông từng ''nghiện'' bạn đến mấy cũng phải chạy xa nếu bạn còn duy trì 5 thói quen này
1. Mặc áo ngực chật sẽ bị lao vú, ung thư vú, đau đầu , mỏi vai gáy, tim mạch, hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh lao vú:
Chính chiếc áo ngực quá chặt, bó ép vòng 1, gây nóng bức, ngứa, gãi làm trầy xước da khiến vi trùng lao vô tình có ở tay đi thẳng vào vết thương trên da tuyến vú dẫn đến lao vú. Trường hợp bị lao vú không phải là hiếm, nguyên nhân không chỉ do mặc áo ngực chật mà có thể do vi trùng lao tấn công từ bên trong cơ thể ra.
Gây ung thư vú: Những phụ nữ mặc áo ngực quá chật kéo dài hơn 12 giờ mỗi ngày sẽ có nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú cao hơn những người mặc áo rộng có cảm giác thoải mái. Vì khi mặc áo quá chật thì hai đầu ngực bị ép chặt trong thời gian dài sẽ kích thích sự phát triển bất thường của các tế bào mô vú, làm hạn chế dòng bạch huyết trong núi đôi, tạo các khối u vú và có thể trở thành ung thư.
Gây đau đầu, mỏi vai gáy: Dây áo ngực bó chặt sẽ gia tăng áp lực lên các cơ chạy ngang vai và lưng trên, làm tổn hại tới hệ tuần hoàn do đó hạn chế lượng ôxy lên não. Tình trạng này khiến phụ nữ bị đau cổ và đầu.
Bị bệnh tim mạch, hô hấp do áo ngực độn chật: Khi dây áo ngực để lại một vết lằn sâu có nghĩa là áo quá chật. Tình trạng này sẽ bó chặt các cơ ở ngực, siết chặt các mạch máu vì thế dễ gây ra các vấn đề về hô hấp, tim mạch. Ngoài ra thì việc mặc áo ngực quá chật còn gây ra các bệnh như giộp da, dị ứng da, mất dáng ngực, đau lưng, khó tiêu, mệt mỏi...
Gây bệnh ngoài da: Mặc áo “nhóc” quá chật không những khiến bạn khó thở mà còn có thể gây ra các dấu hiệu kích ứng da, viêm da. Đó là bởi vì, khi mồ hôi cơ thể thoát ra, nó bị chặn lại do áo ngực chật. Mồ hôi cùng với các chất bẩn đọng lại trên da chính là điều kiện cho các vi trùng phát triển nhanh chóng, gây bệnh trên da.
Theo bác sĩ Jennifer Dyer ở bệnh viện Ohio (Nhật Bản) thì việc mặc áo ngực quá chật có thể làm giảm dòng chảy bạch huyết ở ngực, từ đó tạo ra một môi trường tốt cho các tế bào chất thải và chất độc tích tụ, gây ra các bệnh liên quan đến ngực như viêm tắc tuyến sữa, lao vú…
2. Mặc áo chip quá rộng khiến ngực xệ
Một chiếc áo chip quá rộng sẽ khiến dây áo bị trùng, “núi đôi” lúc bị trồi lên, lúc lại tụt xuống. Điều này làm cho ngực dễ bị chảy xệ, mất dáng của khuôn ngực.Nếu bạn mặc áo ngực quá rộng, các dây chằng này cũng không được giữ ổn định. Sự tác động này làm cho chúng có nguy cơ dễ bị giãn và các cơ ngực từ đó cũng không còn săn chắc.
3. Mặc quần chip chữ T có thể gây nhiễm trùng tiểu
Tạp chí Dịch tễ học Mỹ đã công bố một nghiên cứu vào năm 1987, kết quả cho thấy mối liên quan giữa nhiễm trùng tiểu với tình trạng mặc quần chip chữ T .
Do sự cọ xát liên tục của quần với các môi âm hộ mà một số phụ nữ mặc loại quần này đã bị nhiễm nấm thường xuyên hơn. Không những thế, loại quần này còn bị coi là có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Đối với loại quần chip này, khả năng bảo vệ “vùng kín” của chị em rất thấp do vi khuẩn trong phân có thể di chuyển dễ dàng hơn từ trực tràng vào âm đạo, từ đó gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng tiểu. Ngoài ra, quần chip chữ T còn có thể kích thích âm đạo và vùng da xung quanh, tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo.
4. Mặc quần chip ẩm bị nấm phụ khoa
Theo kết quả nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trường Kiến trúc Mackintosh (Anh) thì độ ẩm có thể tạo điều kiện cho bọ ve và nấm mốc phát triển.
Malcolm Richardson, giáo sư khuẩn học thuộc tại Đại học Manchester (Anh) cho biết, có hàng trăm ngàn các loại nấm mốc, và có khoảng mười loại gây ra vấn đề sức khỏe, thường là viêm xoang, viêm phế quản và các bệnh về đường hô hấp cũng như dị ứng. Nấm mốc có thể xuất hiện ở phòng tắm, nơi rửa bát, máy giặt và trong nhà bếp và thậm chí cả quần áo ẩm…
Nếu bạn mặc quần áo ẩm, nấm mốc có thể bám vào da, gây ra dị ứng, nhiễm trùng da. Đặc biệt, nếu mặc quần chip ẩm, chị em có thể phải đối mặt với nguy cơ bị nấm âm đạo. Bệnh có thể lây qua quan hệ tình dục, mặc quần áo ướt, bệ xí… Biểu hiện của bệnh nấm âm đạo là âm hộ đỏ, phù, ngứa dữ dội, âm đạo ra nhiều khí hư có khi lẫn mủ. Bệnh sẽ tiến triển dai dẳng nếu không được điều trị kịp thời.
5. Mặc quần áo “nhóc” lâu không giặt
Bình thường, quần áo chip cũng chứa các vi khuẩn gây bệnh. Đó là lý do vì sao chúng ta phải thay chúng hàng ngày. Bạn cần tránh tình trạng mặc đồ lót bẩn rồi mới giặt một lượt vì như vậy lượng vi trùng sẽ sinh sôi lên gấp nhiều lần, càng khó bị loại bỏ khi giặt.
Việc giặt đồ chỉ có tác dụng tiêu diệt khoảng 80% các loại vi khuẩn mà thôi. Vì vậy, khi giặt chị em cũng cần hết sức chú ý. Khi giặt đồ lót, cần phân chia riêng đồ người lớn và trẻ con, của người đang ốm với người khỏe mạnh… Sau khi giặt nên phơi ở nơi có ánh nắng để tránh ẩm mốc và vài ngày sau mới nên mặc lại để hóa chất bay đi hoàn toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ
Ảnh minh họa.