Thời tiết nắng nóng, ăn uống thế nào cho hợp lý?
3 thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày / Cặp vợ chồng trẻ đã tiết kiệm được 50% thu nhập nhờ việc chọn nhà ở và lên chi phí ăn uống hợp lý
Miền Bắc đang có đợt nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có những hôm nhiệt độ vượt ngưỡng 42 độ C, nóng nhất trong 45 năm qua. Thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là trẻ em, người có bệnh mãn tính, người già.
Uống nước thế nào là đủ?
Tờ Vnexpress dẫn lời Bác sĩ Đồng Văn Thành, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, nhiệt độ cao khiến nhiều người mệt mỏi, khó chịu, nguy hiểm hơn là việc ra mồ hồi nhiều dẫn đến mất nước, mất điện giải gây ra các rối loạn nhịp tim, rất nguy hiểm. Dấu hiệu mất điện giải là mệt mỏi, rối loạn nhịp, mất ý thức.
Đặc biệt người 60, 70 tuổi trở lên, bệnh mạch vành chiếm đến 70-80%, cơ tim lúc nào cũng thiếu máu, kèm thêm mất điện giải thì có thể xuất hiện những cơn rối loạn nhịp tim, nếu không điều chỉnh sẽ dẫn đến cơn nhịp nhanh, rất nguy hiểm. Nó có thể khiến tim ngừng đập, làm bệnh mạch vành nặng lên, thậm chí dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột tử, bác sĩ Thành khuyến cáo.
Vì thế, theo bác sĩ, uống nước hợp lý trong mùa hè rất quan trọng. Bình thường khuyến cáo uống 1-1,5 lít nước, mùa hè thường phải gấp đôi, tùy vào cơ địa từng người. Lượng nước này không bắt buộc với ai, có người uống không ra mồ hôi. Uống nước đến ngưỡng thấy không hấp thụ được thì không nên tiếp tục.
Tuy nhiên, Bác sĩ Thành cũng cảnh báo, bệnh nhân suy tim mà uống nhiều nước làm tăng khối lượng tuần hoàn, sẽ bị suy nặng hơn. Vì thế, người suy tim nên khống chế lượng nước đầu vào, khi nào khát thì uống. Với bệnh nhân mạch vành, huyết áp thì vẫn uống nước như thường. Người không có bệnh tiểu đường thì uống sữa đậu nành, nước hoa quả.
Ở người già, các phản xạ đều giảm không như trẻ, phản xạ khát nước không còn, không phải ai cũng có cảm giác khát nước. Có người cả ngày chỉ uống vài chén nước chè rồi thôi. Vì thế, Bác sĩ khuyến khích người có tuổi đong lượng nước cần uống vào một chai, ngày uống hết chai đấy là được.
Nếu phải lao động chân tay nặng nhọc trong thời tiết nắng nóng thì cần phải uống 4 cốc nước mát mỗi giờ. Không nên uống các loại chất lỏng chứa cồn hay quá nhiều chất đường bởi chúng chỉ làm cơ thể thêm mất nước. Vitamin C không làm mát mà làm nóng người, chỉ tạo cảm giác, chưa có căn cứ khẳng định uống C vào làm mát. Thay vào đó người bệnh có thể uống linh chi, râu ngô, bông mã đề vừa mát lại vừa giúp lợi tiểu, bác sĩ Thành cho biết.
Ăn như thế nào khi trời nắng nóng?
Tờ Zing.vn dẫn lời chuyên gia Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết khi thời tiết nắng nóng, rất nhiều người có tâm lý ngại ăn hoặc ăn uống không khoa học. Đầu tiên phải kể đến thói quen ăn quá nhiều chất béo. Mùa hè nhiệt độ thường cao, dễ đổ mồ hôi, chức năng tiêu hóa yếu hơn, do đó, tiêu thụ nhiều thức ăn giàu mỡ sẽ làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng quá trình tiêu hóa.
Nhiều người còn không chịu ăn rau quả trong khi đây là một trong 4 nhóm chất quan trọng cơ thể cần nạp đủ. Rau quả có vai trò cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, tạo ra “màng lưới chắn” làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu, ngăn chặn béo phì, rối loạn mỡ máu, tiểu đường. Tuy nhiên, nhiều người hiện nay ăn ít hoặc thậm chí không chịu ăn trái cây khiến cơ thể nóng, mụn nhọt mọc nhiều.
Chuyên gia Lê Thị Hải cũng khuyến cáo không nên ăn quá ngọt hoặc quá mặn vào mùa hè. Đặc biệt, bạn không nên lười uống nước. Mùa hè, lượng nước cần uống khoảng 2-2,5 lít để bổ sung lượng muối và nước mất đi do quá trình ra mồ hôi. Nếu làm việc ngoài trời nóng, lượng nước cần bổ sung nhiều hơn. Bạn chỉ nên uống nước lọc, tránh xa các loại nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.
“Thời tiết càng nóng tạo ra tâm lý ngại ăn, chán ăn. Song càng nhịn ăn cơ thể càng mệt mỏi do thiếu năng lượng. Việc đảm bảo dinh dưỡng vào mùa hè rất cần thiết và cần đảm bảo nguyên tắc: hạn chế chất béo, đồ ngọt, thức ăn mặn; tăng cường ăn rau quả và uống nhiều nước; không bỏ bữa”, bà Hải tư vấn.
Để bảo vệ tốt cho sức khỏe giữa tiết trời nóng nực, bà Hải khuyên mọi người nên lựa chọn những thực phẩm mang tính hàn, có công dụng thanh nhiệt, giải độc.
Với các loại quả, bạn nên chọn các loại dưa (hấu, chuột, gang), chanh, mướp đắng, lê, cam, quýt. Bạn nên hạn chế các loại quả nhiều đường như mít, xoài chín, vải,… vì chúng dễ gây nóng cho cơ thể.
Các loại rau cơ bản đều tốt song bạn có thể tăng cường ăn mướp đắng do chúng đứng đầu trong danh sách các thực phẩm giải nhiệt.
“Vào những ngày hè oi bức, mọi người nên ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống, rau và trái cây sạch. Khi chế biến nên tránh chiên, nướng vì dễ làm tăng thân nhiệt, không ăn nhiều các món lên men như cà pháo muối, kim chi, dưa món”, chuyên gia nói thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ