Thứ rau gia vị quá quen tưởng chỉ tô điểm món ăn lại giúp thải độc cực tốt
Loại rau mệnh danh "gia vị quốc dân” nhiều người mê ăn đến bốc hỏa, bạc tóc / 6 loại thực phẩm ít calo, ăn thoải mái mà không sợ tăng cân
Rau mùi là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, không chỉ giúp tạo mùi thơm, tô điểm cho món ăn mà còn có nhiều tác dụng đáng quý đối với sức khỏe.
Rau mùi còn có tên là: Rau ngò ta, ngò rí, mùi ta…chứa nhiều chất dinh dưỡng như phốt pho, canxi, magiê, kali natri, vitamin A, B, C và K… với nhiều công dụng trong nấu nướng.
Theo sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của GS. Đỗ Tất Lợi, cả rễ, lá và quả mùi đều là vị thuốc chữa bệnh vì có chứa tinh dầu.
Rau mùi có đặc tính chống viêm, khử trùng, kháng nấm, kháng khuẩn mạnh và có thể loại bỏ được kim loại nặng khỏi cơ thể qua đường tiểu.
Những lợi ích sức khoẻ đáng ngạc nhiênThải độc
Tiến sĩ Yoshiaki Omura, Giám đốc Nghiên cứu Y khoa tại Quỹ Bệnh tim ở New York cho biết, rau mùi có tác dụng tuyệt vời trong việc thải độc tố thuỷ ngân và chì, đồng thời làm giảm sự hấp thụ chì vào xương.
Tác dụng thải độc của rau mùi được chứng minh có hiệu quả cao nhất nếu kết hợp cùng với tảo lục chlorella. Nhiều nghiên cứu khác nhau cũng cho thấy quá trình khử kim loại nặng bằng cách sử dụng rau mùi và tảo chlorella có thể loại bỏ được tới 87% chì, 91% thuỷ ngân và 74% nhôm ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên trong vòng 45 ngày.
Chống nhiễm trùng
Rau mùi có chứa các hợp chất kháng khuẩn giúp chống lại một số bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền qua thực phẩm. Dodecenal là một hợp chất trong rau mùi có thể chống lại vi khuẩn như Salmonella - gây ngộ độc thực phẩm đe dọa đến tính mạng.
Ngoài ra, một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy hạt rau mùi là một trong số các loại gia vị ở Ấn Độ có thể chống lại vi khuẩn gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).
Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự với tác dụng của rau mùi nên được sử dụng trong các công thức kháng khuẩn. Bởi nó có khả năng chống lại các bệnh truyền qua thực phẩm và nhiễm trùng bệnh viện.
Không chỉ giúp tạo mùi thơm, rau mùi còn tô điểm cho món ăn hấp dẫn hơn
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy hạt rau mùi làm giảm lượng đường máu bằng cách thúc đẩy hoạt động của enzyme giúp loại bỏ đường ra khỏi máu.
Một nghiên cứu khác trên chuột bị béo phì và lượng đường trong máu cao cho thấy với một liều duy nhất 9.1mg/trọng lượng cơ thể hoặc 20mg/kg chiết xuất từ hạt rau mùi là giảm lượng đường trong máu xuống 4mmol/L trong 6 giờ, và nó có tác dụng tương tự như thuốc đường huyết glibenclamide.
Tăng cường hệ miễn dịch
Rau mùi có chứa chất chống oxy hóa như terpinene, quercetin và tocopherols chống lại tổn thương tế bào và tăng cường hệ thống miễn dịch. Theo nghiên cứu, các chất chống oxy hóa này hỗ trợ giảm viêm, ngừa ung thư và bảo vệ thần kinh.
Bên cạnh đó, vitamin A, C có trong rau mùi có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Rau mùi cũng chứa nhiều chất diệp lục chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.
Ăn rau mùi có thể giúp hạ đường huyết ở người đường máu cao
Bảo vệ mắt, giúp mắt sáng
Do có chứa hàm lượng beta carotene cao cùng với rất nhiều chất chống oxy hóa, rau mùi được xem là thảo dược giúp giảm các bệnh liên quan đến mắt và cải thiện thị lực rất tốt. Không chỉ thế, rau mùi còn có công dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Giúp xương chắc khỏe
Rau mùi có các khoáng chất quan trọng như canxi, phốt pho và magiê có thể làm tăng mật độ xương và hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp. Vì vậy, nếu bạn muốn có xương chắc khỏe, rau mùi có thể là một lựa chọn tốt.
Bảo vệ tim mạch
Một số nghiên cứu được tiến hành trên động vật và ống nghiệm cho thấy rau mùi có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, chẳng hạn như huyết áp cao và mức cholesterol LDL (cholesterol có hại). Chiết xuất rau mùi dường như hoạt động như một chất lợi tiểu, giúp cơ thể thải ra lượng natri và nước dư thừa. Điều này có thể làm giảm huyết áp.
Bên cạnh đó, việc bổ sung rau mùi vào mỗi buổi sáng hàng ngày sẽ cung cấp axit oleic, axit ascorbic và axit linoleic, các chất này giúp điều chỉnh lượng cholesterol ở mức thấp nhất giúp phòng ngừa các bệnh như: Xơ vữa động mạch và tắc nghẽn mạch máu.
Ngoài ra, Folate có nhiều trong rau mùi làm giảm lượng enzyme có hại cho cơ thể, từ đó ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ. Nước ép rau mùi còn giúp lợi tiểu, giảm huyết áp.
Rau mùi là một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình.
Bảo vệ não, hỗ trợ chữa mất ngủ
Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột cho thấy chiết xuất rau mùi giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào thần kinh sau các cơn động kinh do thuốc. Điều này xảy ra thể là do đặc tính chống oxy hóa của rau mùi.
Hơn nữa, nghiên cứu này cũng lưu ý rằng rau mùi còn giúp cải thiện trí nhớ và có nhiều lợi ích để ứng dụng cho bệnh Alzheimer.
Rau mùi được sử dụng như một loại thảo mộc thiên nhiên có tác dụng làm dịu thần kinh, hỗ trợ giấc ngủ sâu và an toàn.
Bảo vệ làn da
Rau mùi có thể có một số lợi ích cho da, bao gồm cả phát ban nhẹ như viêm da. Trong một nghiên cứu, chiết xuất của rau mùi đã thất bại trong việc tự điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh nhưng có thể được sử dụng cùng với các hợp chất khác làm dịu tình trạng này như một phương pháp điều trị thay thế.
Các nghiên cứu khác cũng lưu ý rằng các chất chống oxy hóa trong chiết xuất rau mùi có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào dẫn đến lão hóa da nhanh hơn, cũng như tổn thương da do bức xạ tia cực tím B.
Một số cách sử dụng rau mùi hàng ngày
Rau mùi còn có thể được sử dụng để làm những món ăn hàng ngày mà bạn vẫn ăn cùng với các nguyên liệu phổ biến như trứng gà, thịt, rau... hoặc dùng để ăn sống, uống nước ép.
Mặc dù có nhiều công dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu như bạn lạm dụng loại rau này quá mức sẽ phản tác dụng và gây nên những ảnh hưởng đối với sức khỏe.
Việc sử dụng nước ép rau mùi có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sử dụng rau mùi cần lưu ý gì?
Để có thể giúp bạn sử dụng rau mùi mang lại hiệu quả cao về sức khỏe, cần lưu ý không nên sử dụng nếu như bạn bị mẫn cảm hoặc dị ứng với rau bởi nó có thể khiến bạn bị nổi mẩn ngứa, viêm da dị ứng,...
Không nên sử dụng quá 200ml nước ép rau mùi mỗi tuần. Nếu uống quá nhiều có thể khiến làm tăng cảm giác buồn nôn, kích ứng dạ dày, đau dạ dày cấp,...
Nếu như bạn đang gặp phải vấn đề về gan hoặc đang uống các loại thuốc chữa bệnh gan, tuyệt đối không sử dụng rau mùi hàng ngày bởi loại rau này làm gia tăng nồng độ dịch mật trong gan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến