Thừa Thiên Huế: Ông Hưng gặp ông Hối bắt tay nhau nuôi cá dìa, cả 2 thành tỷ phú
Thái Bình: "Mắc màn" nuôi ếch nhung nhúc dưới ao, bỏ túi cả trăm triệu/năm / Phát triển nuôi biển tạo sinh kế mới cho ngư dân
Với 7 ha (14 hồ) nuôi cá dìa, mỗi năm 2 nông dân ở xã Phú Diên (Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) “bỏ túi” khoảng 2,5 tỷ đồng.
Năm 2012, ông Nguyễn Văn Hưng gom góp tiền mua lại 14 hồ (7 ha) của các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thôn Mỹ Khánh (Phú Diên) với giá 10 triệu đồng/hồ. Đây là số diện tích mặt nước bà con Mỹ Khánh nuôi tôm thẻ chân trắng thất bại phải “treo hồ” nhiều năm.
Ban đầu, ông Hưng chọn mô hình nuôi xen ghép tôm, cua, cá để thí điểm trên một số diện tích. Mô hình tuy an toàn nhưng lãi rất thấp, chỉ 10-15 triệu đồng/hồ. Nhiều đêm trăn trở, ông Hưng vẫn chưa chọn được mô hình nuôi phù hợp, để có thể phát triển đại trà trên diện tích 7 ha đất của mình.
Với 7 hồ nuôi (3,5 ha) cá dìa, mỗi năm ông Nguyễn Văn Hưng lãi khoảng 1,2 tỷ đồng
Một ngày, trở về vùng biển Vinh Thanh (Phú Vang), ông Hưng gặp ông Nguyễn Hối- một người nắm vững kỹ thuật nuôi cá dìa ở vùng đất này và “bắt tay” hợp tác làm ăn. Ông Hưng cho ông Hối thuê lại 50% diện tích hồ nuôi trong thời hạn 5 năm.
Hai ông Hưng và ông Hối với cách nghĩ, không đầu tư “táo bạo” thì khó mà có lãi lớn; đầu tư táo bạo nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn, hạ tầng kỹ thuật mới tránh được dịch bệnh và sản xuất lâu dài.
Từ nguồn vốn vay gia đình và số tiền tích lũy trong mấy năm khi tham gia xuất khẩu lao động, ông Hưng và ông Hối đầu tư gần 3,5 tỷ đồng để cải tạo hồ nuôi, xây dựng hệ thống xử lý, tiêu thoát nước thải độc lập cùng hệ thống điện, đường và thiết bị máy móc. Hai ông còn xây dựng thêm hồ nuôi ươm cá dìa giống riêng biệt, khi đủ kích thước thì thả vào hồ nuôi chính.
Cá dìa với đặc tính thịt thơm ngon, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nuôi
Ngay trong năm đầu tiên, gia đình ông Hưng mạnh dạn đầu tư tổng cộng 1,5 tỷ đồng chi phí cho 30 vạn cá dìa giống, thức ăn và nhân công phụ việc.
Kết quả sau 6 tháng, tỷ lệ cá dìa sống đạt trên 85%, trọng lượng thu hoạch trung bình 160g-200g/con. Bình quân mỗi hồ cho thu hoạch 3 tấn cá dìa thương phẩm, giá thị trường 150.000đ/kg. Với 7 hồ nuôi cá dìa, cho doanh thu gần 2,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Hưng lãi gần 1,2 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức lương 7 triệu đồng/tháng.
Một trong những điều kiện thuận lợi là tất cả các hồ nuôi cá dìa của ông Hưng đều là hồ cao triều, không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, nên mỗi năm thả được cả 2 vụ cá dìa. Tỷ lệ rủi ro vì thời tiết hầu như rất thấp bởi ngoài tuân thủ kỹ thuật nuôi cá dìa do ông Hối tư vấn, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo, được đầu tư bài bản đã “đẩy lùi” dịch bệnh trong nhiều vụ nuôi. Con cá dìa giống cũng được ông lấy ở Nha Trang đưa ra, đảm bảo chất lượng.
Theo ông Hưng, hồ nuôi cá dìa ở đây được nạo vét theo dạng đáy lòng chảo, chứ không phải đáy bằng như các mô hình nuôi trồng thủy sản khác. Nhờ vậy, khâu vệ sinh hồ rất thuận tiện và đảm bảo khống chế được dịch bệnh. Đáy lòng chảo “gom” hết cặn bã trong một vụ nuôi về một điểm và chỉ cần sử dụng máy hút dọn sạch, vệ sinh hồ theo tiêu chuẩn kỹ thuật là có thể triển khai nuôi vụ cá dìa mới.
“Từ khi triển khai nuôi cá dìa đến nay, tui “ăn ngủ” ngoài đồng cùng với mấy hồ nuôi, luôn theo sát sự phát triển của con cá dìa theo từng giai đoạn, nhờ đó, mấy năm qua, chưa có vụ nuôi nào bị thua lỗ vì dịch bệnh”, ông Hưng phấn khởi.
Ông Hối chia sẻ: “Mỗi ngày cho cá dìaăn 2 lần, do thức ăn công nghiệp nên mình phải cân đối từng bữa nếu không sẽ rất dễ gây ô nhiễm nguồn nước trong hồ. Thức ăn sẽ đổ xuống làm sao cho cá dìa ăn hết, nếu chưa hết thì phải giảm số lần, giảm lượng thức ăn xuống để tránh tồn đọng”.
Đầu ra của cá dìa hiện nay hầu như có mặt ở các chợ trong và ngoài tỉnh. Đến vụ thu hoạch cá dìa, thương lái đưa xe ra tận hồ nuôi để thu mua nên thuận lợi và yên tâm.
Ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Diên đánh giá, với hiệu quả bước đầu từ mô hình nuôi cá dìa, đến nay các hộ nuôi trên địa bàn xã Phú Diên cũng đã chuyển đổi từ mô hình nuôi xen ghép sang nuôi cá dìa thương phẩm. Hiện toàn xã có trên 70 hộ nuôi cá dìa với tổng diện tích khoảng 31 ha chiếm gần 80% tổng số hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
“Mô hình nuôi cá dìa tạo tiền đề bổ sung đối tượng nuôi mới, luân canh, xen canh với các đối tượng tôm, cua nhằm hạn chế suy thoái môi trường, dịch bệnh, tiến tới nuôi bền vững. Thời gian tới, các hộ dân như ông Hưng, ông Hối dự kiến tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô thêm từ 3-4 hồ nuôi, tận dụng tối đa diện tích nuôi trồng thủy sản bị bỏ hoang nhiều năm nay”, ông Nguyễn Văn Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Diên khẳng định.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời