Thực hiện theo 5 mẹo ăn kiêng này để tránh suy giáp
Lời khuyên vàng cho sức khỏe tuổi trung niên / Cổ nhân dạy từ ngàn đời nay: Có 3 thứ trong nhà nếu cố tình giữ lại sẽ làm tiêu tan tài lộc
Các triệu chứng của suy giáp là gì?
Có hai loại bệnh tuyến giáp chính là suy giáp và cường giáp. Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, trong khi suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém. Trong số hai bệnh này, suy giáp phổ biến hơn và viêm tuyến giáp Hashimoto là nguyên nhân phổ biến nhất. Suy giáp là một tình trạng tự miễn dịch và xảy ra thường xuyên ở nữ giới hơn so với nam giới.
Suy giáp thường liên quan đến các triệu chứng như vô sinh, mất cân bằng nội tiết tố, tăng cân, mệt mỏi, lo lắng, đau cơ và cứng khớp.
Ngoài ra, một số triệu chứng ít được biết đến của suy giáp bao gồm các vấn đề về tiêu hóa và sức khỏe đường ruột như khó tiêu, trào ngược axit, đầy bụng, táo bón và IBS (Hội chứng ruột kích thích)...
Ảnh minh họa.
Chế độ ăn kiểm soát tình trạng suy giáp
Loại bỏ thực phẩm kích hoạt
Gluten là một trong những tác nhân chính đối với những người mắc chứng rối loạn tự miễn dịch. Nó có thể gây viêm và làm tăng các triệu chứng của tuyến giáp. Do đó, bạn cần loại bỏ thực phẩm có chứa Gluten ra khỏi chế độ ăn uống để bảo vệ tuyến giáp. Ngoài ra, hãy cắt giảm hoặc loại bỏ carbohydrate tinh chế và chế biến, đường tinh luyện và chất làm ngọt nhân tạo.
Lợi khuẩn cho đường ruột của bạn
Chức năng tuyến giáp phụ thuộc vào sức khỏe đường ruột của bạn. Vì vậy, khi bạn loại bỏ thực phẩm gây viêm sẽ tạo nên tác động tích cực. Ngoài ra, việc bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột bằng các thực phẩm giàu lợi khuẩn như rau củ muối chua, dưa cải, kim chi… đều là những lựa chọn tốt. Những thực phẩm này sẽ giữ cho hệ thống tiêu hóa của bạn được ổn định.
Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cụ thể
Bạn nên bổ sung một số chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của mình để quản lý tuyến giáp, đó là iốt, selen, kẽm, sắt, tyrosine, vitamin B và vitamin A.
I-ốt: Rau biển, tôm, sữa, trứng, hải sản.
Selenium: Quả hạch, hải sản, thịt gia cầm.
Kẽm: Hàu, thịt đỏ, hạt bí ngô.
Sắt: Thịt đỏ, rau xanh, đậu lăng, hạt bí ngô.
Tyrosine: Thịt, cá, động vật có vỏ, thịt gia cầm, lòng trắng trứng, sữa chua, hạt bí ngô, quả bơ.
Vitamin B: là những món ăn có màu sắc giống màu cầu vồng.
Vitamin A: Khoai lang, cà rốt, rau xanh, ớt đỏ, dầu gan cá, lòng đỏ trứng.
Ngoài ra, hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như dầu dừa, bơ, dầu ô liu, các loại hạt và Omega 3.
Thảo dược giảm căng thẳng
Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tuyến giáp tiềm ẩn. Do đó, bạn cũng nên thử một số loại thảo mộc giúp làm dịu hệ thần kinh. Một số thảo mộc như quả ngũ tử, lá hương nhu, rễ nhân sâm đỏ…
Tránh tiếp xúc với chất độc
Hãy dành thời gian hòa quyện cùng thiên nhiên, chú trọng bữa ăn hàng ngày với những thực phẩm sạch, lành mạnh, bổ sung nước cho cơ thể để bảo vệ tuyến giáp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh