Đời sống

Thực hư quan niệm ăn trứng ngỗng tốt cho thai nhi?

Theo giới chuyên gia, phụ nữ có thai chỉ nên xem trứng ngỗng là thực phẩm cung cấp protein bởi hàm lượng dinh dưỡng trong trứng ngỗng kém hơn trứng gà lại nhiều cholesterol dẫn tới mẹ bầu thừa cân.

Trẻ ho khò khè, mẹ dùng ngay loại lá này để trị dứt điểm cho bé / 7 thực phẩm giúp mẹ bầu an thai, ngủ ngon

Theo kinh nghiệm dân gian thì mẹ ăn trứng ngỗng con sẽ thông minh vì vậy nhiều bà bầu thường tẩm bổ bằng trứng ngỗng. Trên thực tế, trứng ngỗng chỉ hiếm chứ không quý và kém trứng gà về giá trị dinh dưỡng. Cho đến nay trên thế giới chưa có một công trình nghiên cứu hoặc một tài liệu nào ghi chép phụ nữ có thai ăn trứng ngỗng sẽ sinh con khỏe mạnh, thông minh.

Trứng ngỗng là một loại trứng gia cầm, trọng lượng một quả trứng ngỗng khoảng 300 gam, nó nặng gấp 4 lần trứng gà và 3 lần trứng vịt. Giá trị dinh dưỡng trong 100 gam trứng ngỗng có khoảng: 13,0 gam protein, 14,2 gam lipid, 360 mcg vitamin A, 71 mg calxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15mg vitamin B1, 0,3mg vitamin B2, 0,1mg vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).

Phụ nữ có thai ăn trứng ngỗng vì cho rằng con sẽ thông minh

Phụ nữ có thai ăn trứng ngỗng vì cho rằng con sẽ thông minh.

Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (360 mcg so với 700 mcg trong trứng gà), trong khi đó vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Ngoài ra, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không tốt cho sức khỏe và hệ tim mạch của phụ nữ mang thai bị thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tiểu đường, cao huyết áp...

Do đó các nhà dinh dưỡng khuyên phụ nữ có thai nên tẩm bổ bằng trứng gà thay cho trứng ngỗng. Các chuyên gia khuyên phụ nữ có thai nên coi trứng ngỗng là thực phẩm giàu protein, ăn để bồi dưỡng. Nên chia làm 2 - 3 lần ăn 1 quả cho đỡ ngán vì ăn nhiều protein một lúc sẽ không tiêu hóa hết gây ngán và ứ dạ dày gây chướng bụng, nên cách 3 tháng ăn một lần.

Nếu ăn quá nhiều trứng ngỗng sẽ dẫn tới thừa cân cho mẹ vì trứng ngỗng chứa nhiều cholesterol. Cholesterol cũng là thủ phạm gây ra những bệnh lý như tim mạch, huyết áp, tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim…, theo báo Health+.

Theo BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng, trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ, bổ sung viên sắt/acid folíc trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này... chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không. Muốn con thông minh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác nhau trong từng giai đoạn của thai kỳ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm