Đời sống

Thức khuya rất hại cho cơ thể, có thể làm tổn thọ, vậy đi ngủ lúc mấy giờ là tốt nhất?

Các chuyên gia thường khuyên chúng ta đi ngủ sớm, bởi thức khuya rất hại. Vậy đi ngủ từ mấy giờ là tốt nhất cho sức khỏe.

3 hành vi khi thức dậy vào buổi sáng tàn phá gan hơn cả uống rượu bia, nhất là điều số 2 / 7 thói quen xấu chiếm 90% nguyên nhân gây bệnh hiểm nghèo: Phần lớn là do lối sống

Tờ Thời báo Ấn Độ chia sẻ thời điểm tốt nhất để đi ngủ và thức dậy nếu bạn muốn khỏe mạnh và giữ gìn vóc dáng.

>> Xem thêm: 6 loại nước tuyệt đối không uống vào buổi tối: Vừa mất ngủ, tăng cân vù vù lại già sớm

Tác hại của thiếu ngủ

Giấc ngủ quan trọng với con người giống như việc ăn uống và ít thở. Thiếu ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi mà còn làm giảm hiệu suất. Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề sức khỏe như căng thẳng, trầm cảm, tăng huyết áp.

Bên cạnh thời gian ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng có vai trò quan trọng. Có một thời điểm lý tưởng để bạn đi ngủ và thức dậy cho chất lượng giấc ngủ và sức khỏe tốt nhất. Hãy cùng khám phá nhé!

>> Xem thêm: 7 món đồ tuyệt đối không đặt trong phòng ngủ kẻo thu hút âm khí, tài vận lao dốc, vợ chồng lục đục

1
Ảnh minh họa.

Đồng hồ sinh học và nhịp sinh học

Cơ thể chúng ta có một đồng hồ sinh học tự nhiên mỗi ngày và nhịp sinh học đồng bộ với sự tiếp xúc của ta và ánh sáng.

Vào buổi sáng, khi bạn tỉnh giấc, cơ thể tiếp xúc ánh sáng ban ngày, bộ não truyền thông tin đến tất cả các bộ phận trong cơ thể, làm tăng thân nhiệt, kích thích trao đổi chất.

Vào buổi đêm, lượng melatonin tăng cao thúc đẩy và hỗ trợ giấc ngủ.

>> Xem thêm: 5 thói quen buổi sáng của những người có lá gan khỏe mạnh: Làm đủ chẳng lo bệnh tật

 

Thời điểm tốt nhất để đi ngủ

Nếu muốn đồng bộ cơ thể với nhịp sinh học, thời gian ngủ tốt nhất sẽ là 10 giờ tối đến 6 giờ sáng.

Theo một số chuyên gia, đi ngủ trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 12 giờ sẽ giúp bạn ngủ đủ thời gian để cơ thể hồi phục và có được giấc ngủ ngon.

Nhu cầu ngủ mạnh nhất của cơ thể là khoảng từ 2 giờ đến 4 giờ sáng, trong thời gian này bạn cần trong trạng thái ngủ sâu. Nếu thời điểm này bạn không ngủ ngon thì có thể thấy buồn ngủ lúc 1-3 giờ chiều.

>> Xem thêm: Thời điểm nguy hiểm nhất trong ngày không nên dùng điện thoại vì gây đủ thứ bệnh: Hỏng võng mạc, giảm trí nhớ

 

2

Một số mẹo đơn giản để ngủ ngon và thức dậy tỉnh táo

- Xác định số giờ bạn cần ngủ tùy theo độ tuổi

- Tập thể dục sau khi thức dậy để cảm thấy tràn đầy năng lượng

- Lên thời gian đi ngủ theo số giờ bạn cần ngủ và thời gian cần thức dậy. Ví dụ bạn phải thức dậy lúc 6 giờ sáng thì nên đi ngủ lúc 10 giờ đêm.

Không thức khuya quá 12 giờ đêm

 

Thức khuya có thể dẫn tới các vấn đề về tâm lý. Dậy muộn cũng gây ra những vấn đề như trầm cảm, trầm cảm theo mùa (SAD).

Hai nghiên cứu thực hiện trên các sinh viên và nhân viên Nhật Bản thường xuyên thức khuya cho thấy họ hay chú ý vào những mặt tiêu cực trong cuộc sống và cảm thấy chán nản, mệt mỏi hơn.

3

Lợi ích của việc dậy sớm

Dậy sớm giúp bạn năng động hơn và có cảm giác kiểm soát được mọi việc. Dậy sớm cũng khiến bạn tích cực hơn trong cuộc sống.

Nghiên cứu cho thấy những người hay thức khuya thường ít hoạt động, ngồi nhiều hơn, còn người dậy sớm thường hoạt động nhiều hơn.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm