Căn nguyên của bệnh tiểu đường không phải là đường, muốn đường huyết ổn định phải kiểm soát 3 thứ này
Không ăn ngọt vẫn có nguy cơ bị tiểu đường: 3 thói quen xấu, 3 món không ngọt khiến đường huyết tăng vọt / Ai cũng nghĩ tiểu đường là do ăn ngọt, nhưng có 4 món không ngọt khiến đường huyết tăng cao đột biến hơn
Thực phẩm giàu tinh bột
Hàm lượng carbohydrate trong thực phẩm giàu tinh bột tương đối cao. Cơ thể hấp thụ quá nhiều carbohydrate sẽ chuyển hóa thành đường. Khi lượng đường trong cơ thể dễ dàng vượt quá giới hạn thì có thể mắc bệnh tiểu đường.
Cơ thể chứa hàm lượng đường cao cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin. Bên cạnh đó, do cơ thể con người tiêu hóa thức ăn tinh bột nhanh chóng, tốc độ tiêu hóa thậm chí có thể so sánh với đường trắng cũng khiến lượng đường trong máu trong cơ thể tăng nhanh sau khi ăn thức ăn giàu tinh bột.
Nếu muốn phòng ngừa bệnh tiểu đường thì tốt nhất nên ăn ít thức ăn có nhiều tinh bột như cơm, bún, bánh bao. Nó giúp giảm lượng đường trong cơ thể và làm cho lượng đường trong máu ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thực phẩm chế biến sẵn
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng cao. Con người hiện đại vì bận rộn với công việc nên thường lựa chọn loại thực phẩm này. Đặc biệt là xúc xích giăm bông rất được ưa chuộng. Chúng vừa tiện lợi, vừa hợp khẩu vị.
Những loại thực phẩm này chứa nhiều dầu, mùi vị rất ngon nhưng hàm lượng chất béo quá cao. Nếu ăn nhiều có thể làm tăng đường huyết trong cơ thể và dẫn đến béo phì.
Ngoài ra, do thực phẩm chế biến sẵn cần bảo quản trong thời gian dài nên trong quá trình sản xuất người ta cho thêm các chất phụ gia như chất bảo quản. Ăn quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. Để phòng bệnh tiểu đường tốt nhất bạn nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn.
Thực phẩm giàu chất béo
Có thể nói khẩu phần ăn của con người ngày càng phong phú hơn. Trên bàn ăn thường xuyên xuất hiện thức ăn gia cầm như thịt lợn, thịt gà,… Thế nhưng ăn quá nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe của cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng chất béo của thịt lợn là rất cao. Ăn thịt lợn trong một thời gian dài có thể dẫn đến béo phì.
Nghiên cứu cho thấy những người béo phì có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường hơn những người bình thường.
Trong bữa ăn, bạn nên kết hợp giữa thịt và rau củ. Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo.
Ngoài việc kiểm soát ăn uống, hạn chế những thực phẩm trên thì muốn phòng ngừa bệnh tiểu đường bạn cũng cần:
- Hoạt động thể chất và tăng cường thể lực.
- Kiểm soát cân nặng.
- Hạn chế chất béo chuyển hóa.
- Ăn nhiều chất xơ.
- Không hút thuốc lá.
- Ăn nhiều trái cây và rau quả
- Hạn chế nước ngọt.
- Chia nhỏ bữa ăn.
- Kiểm soát tốt tim mạch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao các bà vợ hay cáu gắt với chồng, con?
Lái xe tiết kiệm nhiên liệu: đạp nhẹ chân ga hay tăng tốc nhanh?
Bật điều hòa ban đêm: Nhiệt độ lý tưởng để vừa khỏe mạnh, vừa tiết kiệm điện
Quạt trần hay quạt cây tiết kiệm điện hơn? Sử dụng loại nào tối ưu nhất trong ngày hè nóng bức?
Sau khi dùng máy giặt, nên mở cửa hay đóng nắp lại? Nhiều người không biết câu trả lời và vẫn làm sai
Nếu phát hiện tủ lạnh bị đóng băng, hãy xử lý ngay kẻo tiền điện tăng cao