Thực phẩm chứa nhiều ký sinh trùng nhất, ăn càng nhiều thì khả năng nhiễm bệnh càng cao, nhiều người rất thích ăn
6 loại rau củ không chế biến kỹ sẽ rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng, không nên bỏ qua / 4 loại cá bị đánh giá ‘độc hại', dễ nhiễm ký sinh trùng, nhiều người vẫn ăn mà không biết
Ốc
Các loại ốc đều chứa ký sinh trùng, đặc biệt là ốc bươu vàng có tới 6.000 ký sinh trùng.
Đối với ốc ruộng, tốt nhất là không nên ăn sống, nếu không ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể, phá hủy hệ thần kinh trung ương, gây ra hàng loạt triệu chứng như đau đầu, sốt, liệt dây thần kinh cơ mặt…, dẫn tới viêm màng não, viêm tủy, mất trí nhớ và thậm chí là tử vong.
Do đó, khi nấu ốc, chúng ta phải nấu ít nhất 20 phút. Bên trong thịt ốc phải chín hẳn, ăn mới an toàn.
Ếch
Đối tượng đầu tiên mà bạn cần chú ý là ếch, đặc biệt là ếch tự nhiên. Theo các kết quả nghiên cứu, hơn 60% loài ếch hoang dã có chứa một loại ký sinh trùng có tên là Schistocephalus.
Schistocephalus có thể ở bất kỳ bộ phận nào của cơ trên cơ thể ếch, trong đó phổ biến nhất là cơ chân, trông giống như một hạt nhỏ màu trắng. Chiều dài của nó thay đổi từ 3mm đến 1m, và một số người có thể nhầm nó với gân của ếch.
Nếu ăn phải ếch có chứa Schistocephalus, con người sẽ trở thành vật chủ mới của nó. Vì vậy, thịt ếch phải được nấu chín kỹ ở nhiệt độ cao trong ít nhất 10 phút.
Tôm hùm đất
Mùa hè là thời điểm thích hợp để ăn tôm hùm đất, ăn tôm hùm đất và uống bia là đã đúng chuẩn món ăn đêm hè rồi.
Tuy nhiên, tôm hùm đất cũng chứa ký sinh trùng, nếu tôm hùm đất càng phát triển trong môi trường có chất lượng nước kém thì tôm hùm đất càng chứa nhiều loại vi khuẩn ký sinh. Khi bạn ăn tôm hùm đất chưa nấu chín kỹ, có nhiều khả năng nhiễm ký sinh trùng. Loại ký sinh trùng thường sống ở tôm càng là paragonimus, sau khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi nên bạn cần chú ý hơn.
Cá hồi
Cá hồi là món ăn yêu thích của nhiều người, nhưng ít ai quan tâm tới việc nó chứa nhiều ký sinh trùng Anisakis. Nếu cơ thể nhiễm loại ký sinh trùng này, có thể gây viêm và chảy máu niêm mạc dạ dày, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy lẫn nôn mửa.
Nếu muốn ăn cá hồi an toàn, bạn nên xử lý thực phẩm này ở nhiệt độ trên 60 độ C. Cá hồi cũng nên được làm lạnh ở nhiệt độ dưới -20 độ C, trong hơn 24 giờ trước khi được đem ra ăn sống.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao các bà vợ hay cáu gắt với chồng, con?
Lái xe tiết kiệm nhiên liệu: đạp nhẹ chân ga hay tăng tốc nhanh?
Bật điều hòa ban đêm: Nhiệt độ lý tưởng để vừa khỏe mạnh, vừa tiết kiệm điện
Quạt trần hay quạt cây tiết kiệm điện hơn? Sử dụng loại nào tối ưu nhất trong ngày hè nóng bức?
Sau khi dùng máy giặt, nên mở cửa hay đóng nắp lại? Nhiều người không biết câu trả lời và vẫn làm sai
Nếu phát hiện tủ lạnh bị đóng băng, hãy xử lý ngay kẻo tiền điện tăng cao