Đời sống

Đi chợ mua thịt cá, bạn nên cân nhắc trước khi mua 3 món chứa 'cả ổ ký sinh trùng' này: Mua về ăn không biết làm sạch còn gây hoạ thêm cho sức khoẻ

Khi đi chợ mua thực phẩm, bạn nên thận trọng khi lựa chọn những món này vì mua về không biết làm sạch còn gây họa thêm.

7 cách rã đông thịt nhanh trong ‘nháy mắt’ mà vẫn đảm bảo đảm bảo được độ ngon ngọt như mới / Thịt ba chỉ đem hấp cùng loại củ này vừa mềm ngọt lại ngon miệng

Thực phẩm là "kho tàng" dinh dưỡng, cung cấp năng lượng sống cho cơ thể, nhưng chúng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ lan truyền mầm bệnh, ký sinh trùng cho chúng ta. Một người bị nhiễm ký sinh trùng có thể đối mặt với các tổn thương tại gan, não, phổi, thận, đường tiêu hoá, ảnh hưởng đến sinh dưỡng, thể lực...

Nhiều người nghĩ rằng chỉ khi ra ăn bẩn thì mới có thể nhiễm ký sinh trùng, xong đôi khi việc sơ chế thực phẩm không đúng cách thực phẩm cũng gây ra tình trạng này. Khi đi chợ mua thực phẩm, bạn nên thận trọng khi lựa chọn những món này vì mua về không biết làm sạch còn gây họa thêm.

3 thực phẩm chứa ký sinh trùng, đi chợ nên cân nhắc trước khi mua

1. Món cá không còn tươi ngon

Trong ẩm thực Nhật Bản, sashimi là món ăn được nhiều người yêu thích, tuy nhiên không phải loại cá nào cũng có thể ăn sống. Loại cá người Nhật dùng để ăn sashimi đều 100% tươi ngon, quy trình sơ chế cũng hết sức sạch sẽ.

Ngược lại, việc tiêu thụ các phần cá kém tươi ngon sẽ gây hại cho cơ thể. Cá chết không được bảo quản thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển rất nhanh. Quá trình phân hủy của cá sẽ biến chất đạm tạo thành axit amin độc có tên là histamin, có thể gây ngộ độc cho người ăn.

1.jpg
Ảnh minh họa

Trước đây, Sohu đưa tin về trường hợp của ông Linh (Đông Hưng, Quảng Tây) bị phát hiện mắc bệnh ung thư gan do có sở thích ăn cá sống không sạch sẽ suốt 20 năm. Được biết, ông Linh bị nhiễm sán lá gan, loại sán này sống ở vùng gan mật, gây ra viêm ống mật, tăng sản mô, teo tế bào gan và cuối cùng gây ung thư. Những người thích ăn cá sống quanh năm được khuyên nên tiến hành xét nghiệm máu định kỳ để kịp thời phát hiện kháng thể IgG của sán lá gan.

2. Ốc

Trong những ngày thời tiết lạnh giá của mùa đông, có lẽ không gì thích thú hơn được ngồi cùng bạn bè thưởng thức món ốc xào, ốc luộc ấm nóng.

Thế nhưng nếu không biết cách sơ chế thì bạn nên cân nhắc trước khi mua ốc về ăn. Bởi, ốc là động vật thân mềm, sống ở các vùng sông, suối, ao, hồ - đều là những nơi chứa nhiều bùn đất. Nếu không làm sạch ốc trước khi nấu, người ăn rất dễ hứng trọn combo "đất cát kí sinh trùng" khi ăn ốc.

 

2.jpeg

3. Ếch

Ếch rất bổ dưỡng nhưng lại chứa rất nhiều ký sinh trùng. Bởi chúng là loài động vật lưỡng cư, lúc sinh sống dưới nước, lúc lại sống trên cạn. Chúng chủ yếu sống ở những môi trường ẩm ướt, là điều kiện tốt để các loài ký sinh trùng sinh sôi nảy nở.

Một lý do khác khiến ếch dễ nhiễm giun sán chính là quá trình phát triển phức tạp của chúng: Đầu tiên là nòng nọc, sau đó tiến hoá thành giáp xác, cuối cùng phát triển thành ếch. Trong quá trình đó, ếch rất dễ bị các loài sán ký sinh trong cơ thể. Những ấu trùng này có màu trắng, thường lẫn vào màu thịt ếch nên khó phát hiện.

4fe972a6f33d4887a7b56dbc85f45fa5.jpeg

Nếu những ấu trùng sán này xâm nhập vào người sẽ gây đau, chảy nhiều nước mắt, ngứa, nổi mẩn, thâm nhiễm chung quanh chỗ ký sinh trùng ký sinh, thậm chí người bệnh có thể cảm nhận ấu trùng đang di chuyển. Không những vậy, sán có thể xâm nhập vào ruột, thận, não, ngực, phổi... đe dọa tính mạng của người bệnh.

 

Khi mua ếch về, bạn nên đảm bảo sơ chế thịt ếch cẩn thận: Nhận thấy những vùng màu trắng trên thịt cần loại bỏ những cá thể sán, hoặc khứa bỏ những vùng có sán đó. Cần tránh dùng chung giao thớt giữa thịt chín và thịt sống kẻo lây nhiễm chéo. Khu vực sơ chế cần sạch sẽ, đảm bảo. Đảm bảo ăn chín uống sôi, chỉ ăn khi thịt ếch đã chín kỹ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm