Đời sống

Thực phẩm khiến đường trong máu tăng nhưng bạn không biết

Để kiểm soát đường huyết tốt, ngoài việc dùng thuốc, bạn cần có chế độ ăn phù hợp.

4 việc đơn giản làm trước khi đi ngủ giúp giảm cân vèo vèo / Điều bạn cần biết trước khi bỏ tiền ra mua nước hoa

Chỉ số đường huyết của thực phẩm là gì?

Thực phẩm khiến đường trong máu tăng nhưng bạn không biết

Bánh mì tiêu thụ nhiều khiến đường trong máu tăng.

Trước hết phải khẳng định chỉ số đường huyết của thực phẩm là một chỉ số dùng cho thực phẩm, không phải chỉ số đường máu trong phiếu xét nghiệm của người bệnh tiểu đường. Các loại thực phẩm giả sử chứa cùng một lượng đường nhưng sau khi ăn sẽ tăng đường huyết với mức độ khác nhau. Khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của thực phẩm đó. Chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu để lựa chọn thực phẩm. Các thực phẩm với chỉ số đường huyết thấp làm tăng đường máu từ từ và thấp sau ăn. Các thực phẩm với chỉ số đường huyết cao làm đường máu tăng nhanh và cao sau ăn.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của thực phẩm bao gồm lượng đường, loại đường có trong thực phẩm đó, quá trình nấu và chế biến thực phẩm. Có vài nghiên cứu chỉ ra là hàm lượng chất xơ có thể coi là chỉ điểm thay thế cho chỉ số đường huyết của thực phẩm. Các thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là loại hòa tan, có chỉ số đường huyết thấp.

Thực phẩm khiến đường trong máu tăng

Bánh mì trắng

Bánh mì trắng là một loại bánh mì được làm từ bột lúa mì ở giai đoạn cám và mầm đã được loại bỏ thông qua một quá trình xay xát, cuối cùng bánh mì màu trắng và có khả năng lưu trữ được lâu.

 

Theo chuyên gia dinh dưỡng Lori Zanini, người nhiều năm tư vấn cho bệnh nhân tiểu đường cho biết bạn có thể ăn bánh mì nhưng tốt nhất không nên ăn bánh mì trắng bởi chúng là ngũ cốc tinh chế, không phải ngũ cốc nguyên hạt. Khi ăn như vậy, chỉ số đường huyết của chúng ta sẽ tăng cao và từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Nước tăng lực

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Calgary (Canada) phát hiện ra rằng tiêu thụ các loại đồ uống chứa caffein (với 200 miligam caffein) có thể khiến lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến lên đến 30% và tăng nguy cơ tiểu đường, thậm chí sau đó có thể khiến lượng đường trong máu xuống mức bình thường (hạ đường huyết).

Theo một trong những nhà nghiên cứu, caffeine là nguyên nhân khiến cơ thể bạn không thể ổn định lượng đường trong máu vì chất kích thích vẫn tồn tại trong cơ thể bạn từ 4 đến 6 giờ sau khi tiêu thụ. Đó là lý do vì sao lượng đường trong máu bạn có thể tăng cao hoặc xuống thấp khi uống các loại nước như nước tăng lực.

Khoai tây chiên

 

Khoai tây là thực phẩm bổ nhưng nhưng khoai tây chiên thì khác. Theo chuyên gia dinh dưỡng Lori Zanini: Không chỉ khoai tây chiên mà hầu hết các loại đồ chiên đều chứa nhiều cards và chất béo, đây đều là những chất không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nếu bạn ăn nhiều khoai tây chiên, lượng đường trong máu bạn sẽ tăng lên nhanh chóng và giữ nguyên ở mức cao trong thời gian dài vì chất béo cần một khoảng thời gian để có thể tiêu hóa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm