Đời sống

Thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt, giá rẻ bèo nhưng lại là ‘thuốc’ trường thọ

Bữa ăn dù dân dã hay toàn sơn hào hải vị thì cũng không thể thiếu món rau xanh. Mặc dù có giá thành rẻ nhưng rau xanh mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.

6 loại thực phẩm đừng dại mà rửa trước khi nấu kẻo mang thêm bệnh về người, nguy hại khôn lường / Ăn sáng bằng loại thực phẩm này tốt như 'thần dược', chữa nhiều bệnh nguy hiểm

Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể

Các nhà khoa học Ý đã chỉ ra rằng chỉ cần ăn 1 chén rau sống là có thể tăng 2-3 năm tuổi thọ. Trong rau xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa tế bào thuộc nhóm polyphenol, beta caroten (tiền chất của vitamin A), vitamin B và C. Những chất này có tác dụng phòng ngừa lão hóa và kháng ung thư.

Người xưa có câu “Cơm không rau như đau không thuốc” cho thấy tầm quan trọng của rau với sức khỏe. Không chỉ cung cấp vitamin, khoáng chất để hỗ trợ quá trình chuyển hóa trong cơ thể, rau còn cung cấp nguồn chất xơ tốt cho cơ thể, giúp kích thích nhu động ruột và kéo theo các chất độc ra ngoài.

Chất xơ trong rau rất tốt cho người có bệnh lý thừa cân béo phì, đái tháo đường vì chúng có thể làm chậm quá trình hấp thu đường và chất béo trong cơ thể.

Ảnh minh họa.

Thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198 cho biết các thực phẩm ngày nay đa dạng khiến nhiều người bỏ qua các món rau. Nhưng ăn thiếu rau sẽ khiến cơ thể không hấp thu được các vi chất dinh dưỡng đồng thời dễ rơi vào tình trạng táo bón.

BSCKI Nguyễn Trần Như Thủy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cơ sở 3, cho biết chất xơ trong rau củ giúp tiêu hóa tốt thức ăn và giảm táo bón. Mỗi ngày đều đặn ăn rau củ sẽ giúp giải quyết các tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp như đầy hơi, ợ nóng, táo bón, trĩ. Có rất nhiều loại rau củ khác nhau, bạn có thể thay đổi liên tục để làm mới bữa ăn đồng thời giúp khỏe mạnh từ bên trong.

Cung cấp vitamin và khoáng chất quan trọng

Theo BS Thủy, rau xanh không chỉ cung cấp chất xơ mà còn cung cấp những vitamin quan trọng như kali, vitamin A, vitamin C, vitamin B9,…

Đặc biệt, vitamin B9 (axit folic) là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Nhất là với phụ nữ đang mang thai cần bổ sung đủ axit folic để tránh nguy cơ suy dinh dưỡng và ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Ngoài ra, axit folic đã được chứng minh giúp cải thiện nguy cơ giảm thính lực ở người cao tuổi.

 

Những loại rau chứa nhiều axit folic bạn có thể tham khảo là xà lách, diếp cá, cải mầm, bông cải xanh, măng tây, củ dền.

Ngoài vitamin B9, rau xanh cung cấp canxi giúp hỗ trợ quá trình hình thành xương, phòng ngừa loãng xương. Thông thường, các loại rau chứa nhiều canxi sẽ có màu xanh đậm: rau dền cơ, giá đỗ, cải thìa, bông cải xanh, đậu rồng, cải bó xôi, rau lang, rau muống, rau ngót, rau cần ta,…

Vitamin C trong rau giúp chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các gốc tự do. Gốc tự do là một trong những tác nhân gây bệnh tim, ung thư và các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, vitamin C giúp cơ thể hấp thu và lưu trữ sắt. Cơ thể thiếu hụt vitamin C có thể gây chảy máu, bầm tím hoặc tăng nguy cơ mắc một số bệnh tiêu hóa,…

Vitamin A trong rau xanh giúp cơ thể nhanh phục hồi, duy trì chức năng thị lực, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng và chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Beta caroten – tiền chất của vitamin A, có nhiều trong các loại rau củ có màu cam, vàng, đỏ như khoai lang, ớt chuông vàng, bí đỏ, cà rốt hoặc các loại rau xanh như rau dền, rau muống, rau ngót.

Một dưỡng chất nữa cũng rất quan trọng có trong rau xanh là kali. Kali giúp hỗ trợ trong việc truyền các xung thân kinh và giải phóng năng lượng từ carbohydrate, chất béo, protein và giúp ổn định huyết áp. Các loại rau củ chứa nhiều kali gồm bông cải xanh, rau chân vịt, măng tây, các loại nấm, rau lá xanh, dưa leo, cà chua, củ dền, khoai lang, khoai tây, bí đỏ.

 

Một số lưu ý khi ăn rau củ

- Với rau luộc nên đun nước sôi kỹ mới cho rau vào để hạn chế bay hơi 1 số dưỡng chất, hạn chế việc biến đổi chất dinh dưỡng trong rau củ dưới tác dụng nhiệt.

- Nên ăn xen kẽ rau củ được chế biến với rau sống.

- Với rau củ không nên hâm lại nhiều lần, hạn chế dùng rau củ đã chế biến để tủ lạnh qua đêm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm