Thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm loét, trào ngược dạ dày
Dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng suy thận, cần đi gặp bác sĩ gấp / 5 thói quen buổi sáng tốt cho sức khỏe giúp bạn trẻ lâu, nhất là điều thứ 2
Theo Bác sĩ Trần Quốc Khánh - Bệnh viện Việt Đức Hà Nội: "Viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây sưng, viêm, loét ở niêm mạc. Có nhiều nguyên nhân khác nhau như: nhiễm khuẩn Hp, do thói quen ăn uống không hợp lý, ngộ độc thực phẩm, sinh hoạt không điều độ, áp lực, căng thẳng trong cuộc sống kéo dài đều làm tăng gánh nặng lên niêm mạc dạ dày, gây nên cơn đau.Do đó, người bệnh cần có chế độ ăn cho hợp lý, bổ sung cho cơ thể những thực phẩmthực phẩm để hạn chế bệnh phát triển ngày càng nghiêm trọng".
Ảnh minh họa.
Từ những chia sẻ đó, bác sĩ Khánh cho rằng, những người bị viêm loét dạ dày, trào ngược dày thực quản nên và không nên ăn một số thực phẩm:
Nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn sáng nhiều, ăn tối ít.
Nên ăn uống đúng giờ nhất định.
Ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa, thực phẩm, hấp luộc, mềm...
Ăn từ từ, ăn chậm, nhai kỹ
Hạn chế những thực phẩm có vị giác mạnh: quá chua, quá cay, quá lạnh, quá nóng...
Không thức khuya
Những thực phẩm nên dùng khi bị viêm loét dạ dàyTheo bác sĩ Khánh, chế độ dinh dưỡng thiết yếu cho bệnh nhân viêm loét dạ dày cần bổ sung như:
Ảnh minh họa.
Thực phẩm giàu tinh bột
Thực phẩm như bánh mì, bột yến mạch... Chúng có tác dụng thấm hút axit trong dạ dày, hạn chế phản ứng ăn mòn của axit dạ dày
Thực phẩm giúp giảm tiết axit dạ dày, làm lành vết loét
Một số thực phẩm thuộc nhóm này gồm: gừng, mật ong, bắp cải, nha đam, việt quất, nghê, hạt chia, hạnh nhân, óc chó.
Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóaĐể tránh gia tăng áp lực, khiến dạ dày co bóp mạnh và làm việc lâu hơn, người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm mềm, các loại đạm dễ tiêu như thịt vịt, thịt gà (không có da), lòng trắng trứng gà, thịt nạc heo, các loại hải sản như tôm, cá, hến. Nên ăn đồ ăn mềm như cháo, súp để quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
Nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơCác loại trái cây và rau củ như dưa hấu, táo, dưa gang, rau chân vịt, cà rốt, khoai lang, bí ngô… Đây là loại thực phẩm nhiều chất xơ, tốt cho quá trình tiêu hóa và trao đổi chất.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị viêm loét dạ dày có thể sử dụng kẹo cao su (không có tính bạc hà) để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
Ảnh minh họa.
Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo như các đồ chiên xào, rán …vì chúng khiến dạ dày phải làm việc lâu hơn để tiêu hóa các chất béo đó.
Thực phẩm chứa chất kích thíchCác loại đồ uống như rượu, bia, đồ uống có ga, cà phê, socola, thuốc lá… những chất này gây ức chế quá trình tạo lớp màng nhầy khiến lớp bảo vệ dạ dày bị yếu đi. Lúc này, axit sẽ thừa cơ tấn công khiến bệnh nặng càng nặng hơn.
Thức ăn chứa nhiều axitNhóm thực phẩm gồm một số loại quả như cam, quýt, bưởi… cùng các món ăn lên men như dưa muối, cà muối…vì chúng chứa nhiều axit gây bào mòn thành ruột, dạ dày.
Thức ăn tăng tiết dịch vị axitKhi dùng thức ăn nhóm này, dạ dày sẽ bị kích ứng khiến cho axit dạ dày tiết ra nhiều, dạ dày co bóp, làm việc vất vả hơn như:
Thức ăn cay, nóng như tiêu, ớt … Những chất này khi tiếp xúc với dạ dày sẽ kích thích dạ dày tăng tiết axit, kích thích vào vết viêm, loét khiến chúng càng trầm trọng.
Trên đây là những lưu ý nhỏ dành cho những người bị viêm loét dạ dày.Như vậy, người bệnh đau dạ dày,ngoài việc ăn uống đủ chất và đúng cách, đúng bữa, bạn nên kết hợp điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học để đạt hiệu quả cao trong việc đẩy lùi bệnh nhé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo