Thực phẩm trở nên độc hại nếu chế biến sai cách
Thực phẩm giàu collagen nhưng siêu rẻ / Thực phẩm giúp bạn có túi mật khỏe mạnh
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Khoai tây nấu chín cũng không nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn. Bạn cũng không nên làm nóng lại khoai tây vì việc này có thể gây hại cho cơ thể khi ăn vào.
Gạo
Sau khi nấu chín, bạn không nên bảo quản cơm ở nhiệt độ phòng, vì cơm nấu chín rất dễ nhiễm các vi khuẩn gây đau bụng và các vấn đề về tiêu hóa. Nếu bạn không ăn hết cơm ngay, bạn có thể bảo quản cơm trong túi bọc chân không.
Dầu ăn
Một số người có thói quen sử dụng lại một lớp dầu ăn nhiều lần. Đây là một thói quen xấu, có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu ăn và gây các vấn đề về tiêu hóa.
Hải sản
Các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu, ngao... rất dễ bị vi khuẩn Vibrio vulnuficus sống ký sinh, đây là loại vi khuẩn được mệnh danh là "vi khuẩn ăn thịt người", có thể gây hoại tử cân cơ người nhiễm rất nhanh.
PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội cảnh báo, người tiêu dùng khi ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín kỹ, đặc biệt là hàu sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Một thống kê trên 180 bệnh nhân nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này cho thấy có gần 93% có ăn hàu sống trong 2 ngày trước đó.
Nấm
Hàng năm có rất nhiều vụ ngộ độc do ăn nấm. Hầu hết mọi người đều không biết phân biệt các loại nấm, nhất là nấm dại. Ngay cả các chuyên gia cũng có thể nhầm lẫn nấm ăn được với nấm dại. Nấm độc chứa các chất gây hại như orellanine, gyromitrin, alpha-amanitin. Nếu ăn phải nấm độc hoặc chưa nấu chín, bạn có thể chết vì suy gan.
Do đó, tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Không ăn nấm quá già, hay hái nấm non để ăn, vì chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của nấm nên không xác định rõ loại nấm.
Bên cạnh đó, nấm tươi mới hái hoặc mua về nên sơ chế và sử dụng ngay, vừa đảm bảo an toàn vừa giúp các chất dinh dưỡng trong nấm không bị mất đi. Nếu để nấm lâu ngày, không bảo quản cẩn thận, nấm bị ôi và nát cũng có thể chuyển thành nấm độc.
Măng tươi
Măng chứa nhiều dinh dưỡng nếu chế biến sai cách sẽ gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Trong măng tươi có hàm lượng HCN (acid cyanhydric) cao, chất này gây hại cho cơ thể. Với liều 50-60 mg (vào khoảng 200 g măng tươi chưa luộc), HCN sẽ gây tử vong, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở... Để hạn chế thấp nhất độc chất trong măng, khi mua măng tươi về người ta thường luộc kỹ nhiều lần trước khi chế biến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời