Đời sống

Thực phẩm tuyệt đối không nên ăn sau sinh

Bạn tuyệt đối không ăn những thực phẩm dưới đây ngay sau khi sinh nhé.

Chị dâu phát hiện chồng ngoại tình nhưng giấu kín như bưng với họ hàng, khi tôi sang thăm chứng kiến cảnh tượng đau xót / 5 thói quen sau 9 giờ tối tàn phá dạ dày và não bộ của bạn, nhất là điều thứ 2 nhiều người mắc

Thực phẩm không nên ăn sau sinh

Đồ nếp

đồ nếp

Ảnh minh họa.

Các món ăn làm từ gạo nếp chứa nhiều dinh dưỡng cũng như hàm lượng calo, rất tốt cho các mẹ gọi sữa về sau sinh. Tuy nhiên, khi sản phụ sinh mổ hoặc có vết rạch tầng sinh môn, trong thời gian vết thương chưa lành, tốt nhất không nên ăn đồ nếp. Nguyên nhân là do đồ nếp có tính nóng, nếu ăn quá thường xuyên có thể khiến sản phụ bị đầy hơi, ợ nóng, mưng mủ ở vết thương.

Hải sản ngoài biển sâu

Các loại cá đánh bắt xa bờ như cá thu lớn, cá kình, cá kiếm... thường chứa hàm lượng thủy ngân nhất định. Mẹ cho con bú ăn vào có tiết qua sữa gây ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ sơ sinh. Lời khuyên là sau sinh, các mẹ có thể ăn cá nhưng nên chọn các loại cá thông dụng, ít có thủy ngân như cá da trơn, cá mòi, tôm...

Thực phẩm cay

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh vẫn còn khá non nớt, chỉ tiêu hóa được sữa mẹ đơn giản. Thực phẩm cay có thể thông qua sữa mẹ vào ruột của trẻ, từ đó có thể ảnh hưởng xấu đến bé cưng. Tốt nhất, trong vòng 6 tháng sau sinh, mẹ cho con bú nên hạn chế ăn thực phẩm cay hoặc có quá nhiều gia vị.

 

Loại bỏ caffein

Khi mẹ uống cà phê hoặc trà, một lượng nhỏ caffein có thể còn đọng lại trong sữa mẹ. Khác với người lớn, trẻ sơ sinh chưa có khả năng bài tiết caffein ra khỏi cơ thể nhanh chóng nên rất dễ bị kích thích, thậm chí có thể gây mất ngủ.

Nếu muốn uống cà phê, mẹ nên chờ sau khi cho bé bú xong. Đến cữ bú tiếp theo, lượng caffein chỉ còn trong máu, không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Thực phẩm nhiều mỡ

Khoai tây chiên, thức ăn nhanh hay những món chiên xào nhiều dầu mỡ không phải món ăn lý tưởng dành cho mẹ sau sinh. Các món này có hàm lượng calo cao, nhưng lại ít giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, dầu mỡ cũng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.

 

Thực phẩm nên ăn sau sinh

Sữa nóng: Sau khi sinh xong, một cốc sữa nóng là điều thực sự cần thiết giúp các bà mẹ nhanh chóng hồi lại sức. Đặc biệt uống sữa nóng thời điểm này giúp người mẹ về sữa nhanh mà lại đặc. Trong thời kỳ cho con bú, sản phụ cũng nên uống sữa nóng đều đặn, điều đó rất có lợi cho sức khỏe và bình phục nhanh.

Thịt bò nạc: Thịt bò nạc là lựa chọn hàng đầu bởi không chỉ cung cấp đầy đủ năng lượng mà còn giàu chất sắt. Một khi chất sắt trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần ăn thực phẩm giàu chất đạm và vitamin B12. Thịt bò là nguồn cung cấp hai chất dinh dưỡng này tuyệt vời nhất.

Cà chua: Cà chua chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và rất nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe. Vì vậy phụ nữ đang trong thời gian cho con bú nên ăn càng nhiều cà chua càng tốt để tăng lượng lycopene trong sữa mẹ.

Rau mồng tơi: Đây là loại rau khá phổ biến ở nước ta. Rau mồng tơi có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát. Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ có nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên rất tốt cho phụ nữ mới sinh.

 

Rau khoai lang: Với vị ngọt thơm, không độc, tính mát, luộc hoặc xào rau khoai lang ăn hàng ngày vừa giúp nhuận tràng, vừa lợi sữa. Đây là thực phẩm mà các bà mẹ nên chọn để đảm bảo tốt tiêu hóa, cũng như sức khỏe cho con.

Rau đay: Với sản phụ tuần đầu tiên sau sinh nên ăn 150-200 g rau đay vào những bữa chính hàng ngày. Các tuần sau, mỗi tuần ăn 2 lần từ 200-250 g sẽ rất có tác dụng tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa. Các mẹ có thể dùng rau đay để nấu canh, rất dễ ăn và đặc biệt đây là loại rau phổ biến trong mùa hè nên rất dễ kiếm.

Đu đủ xanh: Đu đủ chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin A, B, C, D, E… Đu đủ xanh hầm với móng giò là món ăn được lưu truyền và sử dụng rộng rãi trong dân gian, món ăn này không những giúp lợi sữa mà còn giúp trị chứng sữa loãng.

Quả sung: Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cứ trong 100g quả sung có chứa 1g protein, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g. Quả và lá non rất tốt cho sản phụ, có thể ăn sung muối, luộc hoặc nấu canh, nấu cháo… Vì thế, quả sung cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho sản phụ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm