Đời sống

Thuốc lá điện tử hại như thuốc lá truyền thống

Người hút thuốc lá điện tử thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao gấp 15 lần so với những người hút các loại thuốc lá thông thường.

6 món súp tăng cường khả năng miễn dịch / 9 loại thực phẩm gây căng thẳng đầu óc

Trên thế giới, mỗi năm có 8 triệu người chết do các bệnh liên quan thuốc lá. Ảnh: Portalramn.

Bên cạnh các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi (thuốc lào) đang được quản lý theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL), thị trường đang xuất hiện thêm các sản phẩm thuốc lá mới. Trong đó, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery – ENDs) và thuốc lá làm nóng (Heated Tobacco Product – HTPs).

Cả hai loại sản phẩm thuốc lá điện tử này đều sử dụng thiết bị điện tử để làm nóng dung dịch hoặc nguyên liệu thuốc lá tạo ra khí (làn hơi/khói) để hít vào.

Trên thế giới, mỗi năm, 8 triệu người chết do các bệnh liên quan thuốc lá. Mỗi ngày, xấp xỉ 21.000 người chết và trung bình 4 giây có một người chết do thuốc lá. Tỷ lệ hút thuốc có xu hướng gia tăng ở các nước đang phát triển.

Theo Sở Y tế Hà Nội, tại Việt Nam, gần 1/2 nam giới hút thuốc (chiếm 45,3%), tỷ lệ hút thuốc ở nữ là 1,1% (GAST 2015); độ tuổi 13-15 tuổi thì số lượng nam hút thuốc chiếm 4,9%, nữ là 0,2%…

Hơn 50% người không hút thuốc lá bị phơi nhiễm khói thuốc trong gia đình

 

Bác sĩ Bùi Thị Minh Thái, khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm, CDC Hà Nội, cho biết thành phần độc tính của khói thuốc bao gồm:

Chất nhựa hắc ín (Tar).

7.000 chất độc hoá học.

67 chất gây ung thư.

Các-bon mô nô-xít (CO).

 

Chất Nicotin: Một điếu thuốc chứa 1-3 mg.

Chất khác: Benzen, Nitrosamin, Amoniac.

“Sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đều có hại cho sức khỏe của cả người hút và người xung quanh tương tự như thuốc lá thông thường”, bác sĩ Thái nhấn mạnh.

Các sản phẩm thuốc lá mới có nguy cơ gây nghiện nicotine, gây ra bệnh như ung thư, nhất là ung thư phổi (thông qua tăng sinh tế bào, mất cân bằng oxy hóa, gây chết tế bào và đột biến DNA), vòm họng, phổi tắc nghẽn, tăng nguy cơ gây huyết khối, bệnh tim mạch, đột quỵ.

Phơi nhiễm nicotine tác động bất lợi cho sức khỏe bà mẹ và bào thai trong thời kỳ thai nghén, gây ra đẻ non, thai chết lưu, tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Chúng cũng gây hậu quả nghiêm trọng kéo dài đối với sự phát triển não bộ bào thai, trẻ em và vị thành niên.

 

Sử dụng thuốc lá điện tử gây bệnh cấp và mạn tính nguy hiểm nghiêm trọng hơn thuốc lá thông thường. Thuốc lá điện tử còn có tác hại chưa phát hiện thấy ở thuốc lá điếu thông thường, là liên quan hội chứng tổn thương phổi cấp (EVALI), nhồi máu cơ tim.

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Theo số liệu thống kê về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành, hiện có 45,3% người hút thuốc lá, nghĩa là cứ 2 người có một người hút thuốc. Bên cạnh đó, khoảng 53,3% người không hút thuốc lá bị phơi nhiễm khói thuốc lá trong gia đình, 36,8% người không hút thuốc lá làm việc trong những tòa nhà bị phơi nhiễm khói thuốc lá.

Thuoc la dien tu anh 1

Thuốc lá điện tử chứa nhiều chất độc hại, gây nghiện, gây bệnh tật, tử vong. Ảnh: Fox8.

Nghiện nicotine là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tim mạch, đột quỵ. Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, vì đang trong giai đoạn phát triển.

 

Những thay đổi do nicotine gây ra trong hệ thần kinh trong não khiến người dùng ở nhóm tuổi trẻ dễ bị nghiện nicotine hơn. Vì thế, chúng ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến sớm và trầm trọng hơn trong tương lai.

Thuốc lá điện tử sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất, không phải từ nguyên liệu lá thuốc lá điếu thông thường. Nguyên liệu phối trộn nhiều loại thành phần khác nhau, nên có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy thông qua việc phối trộn và đối tượng hướng đến là học sinh, sinh viên, nhất là giới trẻ.

Người hút thuốc lá điện tử thường xuyên có nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao gấp 15 lần so với những người hút các loại thuốc lá thông thường. Trong bút vape chứa chất Formaldehyde, một chất khí không màu do thuốc lá điện tử tạo ra khi đốt nóng chất lỏng chứa nicotine và chất tạo mùi thơm bên trong thiết bị. Đây là chất hóa học độc hại có khả năng gây ung thư, thường được sử dụng trong chế tạo vật liệu xây dựng và bảo quản thi hài.

Theo các chuyên gia, cứ 3 ml chất lỏng được đốt nóng sẽ tạo ra 14 mg chất Formaldehyde. Với người thường xuyên hút một bao thuốc/ngày, lượng Formaldehyde “nạp” vào cơ thể là 3 mg/ngày. Với liều lượng như vậy, nguy cơ ung thư ở những người hút thuốc lá điện tử lâu năm sẽ cao từ 5-15 lần so với những người nghiện thuốc lá thường.

Song song đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo thuốc lá làm nóng tạo ra chất khí độc hại, có nhiều chất độc giống như trong khói thuốc lá điếu thông thường. Nồng độ một số hóa chất thấp hơn trong thuốc lá điếu thông thường, nhưng nồng độ một số hóa chất khác lại cao hơn và nồng độ hóa chấp thấp không đồng nghĩa với giảm nguy cơ sức khỏe.

 

Không được coi là sản phẩm giúp cai nghiện thuốc lá điếu

Theo WHO, tất cả sản phẩm thuốc lá đều gây hại đối với sức khỏe. WHO kêu gọi thực các quốc gia hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá trong Công ước khung về kiểm soát thuốc lá thay vì sử dụng các sản phẩm đang được quảng bá sai lệch là ít có hại hơn thuốc lá thông thường.

Thuoc la dien tu anh 2

Theo WHO, tất cả sản phẩm thuốc lá đều gây hại đối với sức khỏe. Ảnh: Cyprus-mail.

Bác sĩ Bùi Thị Minh Thái, cho hay tại Việt Nam, theo ước tính của các chuyên gia, chi phí điều trị 5 nhóm bệnh (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa – hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhồi máu cơ tim, đột quỵ) trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra tại Việt Nam khoảng 1% GDP tương đương với 67.000 tỷ đồng.

 

Rác thải của bộ phận thiết bị điện tử, ống chứa dung dịch gây ảnh hưởng đến môi trường vì lượng chất thải rắn thải ra ngoài môi trường sau khi sử dụng, đặc biệt là với thiết bị sử dụng một lần.

Theo WHO, trên thế giới chưa có bằng chứng về việc thuốc lá điện tử giúp cai nghiện thuốc lá thông thường. WHO cũng không xác nhận thuốc lá điện tử là một biện pháp hỗ trợ cai nghiện.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm