Top 5 loại thảo dược hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng
5 điều chị em cần lưu ý khi xông hơi mặt tại nhà / Những thực phẩm nên và không nên ăn khi mắc thủy đậu
Trà gừng mật ong
Gừng, mật ong là một trong những nguyên liệu rất dễ tìm kiếm. Gừng có vị nồng, cay, có khả năng chữa trị rất nhiều căn bệnh. Đặc biệt là do có chứa hoạt chất Histamin nên gừng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau đầu, chảy nước mũi và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Một nghiên cứu năm 2020 trên BMC cho thấy chiết xuất gừng và loratadine (một loại thuốc điều trị dị ứng) đều cho công dụng tốt như nhau và cả hai đều cải thiện triệu chứng mũi ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.Chiết xuất gừng cũng gây ra ít tác dụng phụ hơn.
Cách làm:Bỏ gừng vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó đổ hỗn hợp vừa xay vào cốc nước vừa đun sôi, cho thêm thanh quế vào. Sau khi các nguyên liệu đã ngấm trong nước, tiến hành vắt chanh và thêm hai muỗng mật ong vào.
Uống đều đặn mỗi ngày 3 ly để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Trà cây tầm ma (Urtica dioica)
Cây tầm ma được sử dụng phổ biến trong y học dân gian với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm từ đó có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng.
Một đánh giá năm 2018 trên MDPI cho thấy tác dụng của cây tầm ma lên các thụ thể và enzyme có liên quan tới phản ứng dị ứng và đây là bằng chứng hữu ích cho ứng dụng chiết xuất cây tầm ma vào phương thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng thông thường.
Cách làm:Ngâm 2 - 3 thìa cà phê lá tầm ma khô trong 1 lít nước sôi trong từ 10 - 15 phút. Lưu ý để giữ được hàm lượng vitamin C tối đa của loại thảo mộc này thì nhiệt độ nước nên từ 50 - 60 độ C.
Tác dụng phụ có thể gặp:Khó chịu tại đường tiêu hóa.
Trà xanh
Loại trà này đã được chứng minh là giúp cản trở sự kích hoạt của tế bào mast (là tế bào cónhiệm vụ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và hỗ trợ chữa lành vết thương bằng cách giải phóng các chất như histamine và leukotrienes) và ngăn chặn giải phóng histamine.
Nguyên nhân là nhờ loại trà này chứa hàm lượng catechin methyl hóa và cpigallocatechin gallate (EGCG) cao - cả 2 hợp chất này đều được biết đến với tác dụng chống dị ứng, đặc biệt là dị ứng với phấn hoa tuyết tùng, một nghiên cứu năm 2013 trên NCBI cho biết.
Cách làm:Pha trà xanh, uống từ 3 - 5 cốc mỗi ngày.
Tác dụng phụ có thể gặp:Mặc dù không phổ biến, nhưng các vấn đề về gan đã được báo cáo ở những người uống chiết xuất trà xanh ở dạng viên.Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh gan, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.Ở liều cao, trà xanh có thể làm giảm nồng độ trong máu và hiệu quả của thuốc chẹn beta nadolol.
Trà rễ cam thảo (Glycyrrhiza uralensis)
Do đặc tính chống viêm mạnh nên loại trà này giúp giảm triệu chứng dị ứng và được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh viêm nhiễm.
Các thí nghiệm trên chuột cũng cho thấy kết quả khả quan sau 3 ngày sử dụng. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để đánh giá tác dụng tích cực của trà rễ cây cam thảo đối với bệnh nhân viêm mũi dị ứng.
Cách làm:Chuẩn bị cảm thảo và khoảng 230ml nước đun sôi, cho cam thảo vào rồi ngâm từ 10 - 15 phút. Có thể uống từ 3 - 4 cốc mỗi ngày sau ăn. Tuy nhiên không nên uống liên tục hàng ngày trên 4 tuần.
Tác dụng phụ có thể gặp:Mặc dù rễ cam thảo được coi là thảo mộc an toàn nhưng nếu tiêu thụ số lượng lớn có thể gây tăng huyết áp và giảm nồng độ kali máu. Nếu bạn đang điều trị tăng huyết áp hay bị bệnh tim, thận thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trà nghệ (Curcuma longa)
Củ nghệ có đặc tính chống dị ứng ngăn chặn sự giải phóng histamin từ tế bào, giúp giảm phản ứng dị ứng.
Trong một nghiên cứu, củ nghệ đã được chứng minh là có đặc tính chống dị ứng ngăn chặn sự giải phóng histamine từ tế bào mast nhờ chất curcumin. Curcumin cũng nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn nhằm hỗ trợ chức năng miễn dịch. Uống trà nghệ giúp giảm kích ứng và sưng tấy do viêm mũi dị ứng.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nó giúp giảm phản ứng dị ứng ở động vật.Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm trên người để xác nhận và kết luận về những kết quả này.
Cách làm:Chuẩn bị 1 - 2 thìa cà phê bột nghệ vào 2 cốc nước sôi, đun nhẹ trong 10 phút và lọc lấy nước uống. Bạn có thể thêm một chút hạt tiêu đen vào hỗn hợp này để cơ thể hấp thụ curcumin tốt hơn.
Tác dụng phụ có thể gặp:Nếu dùng nghệ với số lượng lớn có thể không an toàn, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng phù hợp với thể trạng của bạn.
Bên cạnh một số thảo dược này, biện pháp xông hơi với tinh dầu và các hoạt động thể dục như đi bộ, đạp xe, tập trên máy chạy bộ... cũng có tác dụng tốt nhằm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 20/12, xui xẻo tan biến: 3 con giáp bội thu của cải, thành công rực rỡ
Bức tranh vẽ con gà của bé lớp 4 bị cô giáo cho điểm kém, phụ huynh bức xúc lên mạng hỏi
Tử vi 12 con giáp ngày 20/12/2024: Tuổi Dậu phát tài, tuổi Tuất cẩn thận thị phi
Một nữ sinh viên đại học trông giống Lưu Diệc Phi, được mọi người vây quanh chụp ảnh, vẻ đẹp nhanh chóng gây sốt tại khuôn viên trường!
'Thà lấy kỹ nữ hoàn lương còn hơn lấy một cô vợ vượt tường', 'vợ vượt tường' là gì mà người xưa căm ghét tới vậy?
Tại sao tài xế già thích đổ xăng vào buổi trưa? Những người này là thông minh nhất và có thể tiết kiệm rất nhiều tiền